Chờ...

Tín hiệu phục hồi kinh tế vẫn chưa rõ nét

(VOH) - Vượt lên những khó khăn, thách thức, kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm đã có bước chuyển tích cực. Thông qua những chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô, có thể đưa ra đánh giá rằng tình hình kinh tế trong nước đã được cải thiện. Xét trên bình diện chung, nền kinh tế đã đón những dấu hiệu tích cực, tuy nhiên tín hiệu để phục hồi thì vẫn chưa rõ nét.

HSBC kết luận, ít nhất vào lúc này, nền kinh tế Việt Nam đã đi theo hướng đúng.Ảnh minh họa.

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm đã đạt được kết quả khá toàn diện, không những hoàn thành được mục tiêu ưu tiên cao nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức 2,52% mà tốc độ tăng trưởng GDP vẫn giữ được ở mức 4,38%. Hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng có xu hướng giảm dần, từ mức cao 34,9% của tháng 3 và đến tháng 6 chỉ còn khoảng 26,4%. Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) liên tục giảm trong 6 tháng đầu năm 2012, tính đến hết tháng 6/2012 tăng 2,52% so với tháng 12/2011. Ông Huỳnh Bửu Quang, Phó tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, cho biết:

 

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế. 6 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu ước đạt 53,33 tỷ USD, tăng 22,7% so cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu hàng công nghiệp có mức tăng trưởng khá. Đặc biệt, mặt hàng điện thoại và linh kiện tăng gần 130%; điện tử, máy vi tính và linh kiện tăng gần 85%, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng xuất khẩu. Ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công thương, cho biết:

 

Những tín hiệu trên cho thấy bức tranh kinh tế đã mang nhiều gam màu sáng hơn, tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội vẫn tồn tại những khó khăn, thách thức. Trong đó, đáng ghi nhận là tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với cùng kỳ năm trước; khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng do lãi suất còn cao và không đáp ứng được các điều kiện vay; chỉ số tồn kho vẫn ở mức cao; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, đã có tới hơn 25.000 doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động. Những khó khăn này có thể sẽ khiến mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2012 từ 6 - 6,5% là rất khó thực hiện. Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam băn khoăn:

 

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng có cơ sở để tin rằng kinh tế Việt Nam phục hồi nhưng không dễ đi lên bền vững khi những yếu kém nội tại kéo dài chưa được khắc phục. Song song đó, rủi ro đối với hệ thống ngân hàng là tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh, việc xử lý nợ xấu phải đẩy nhanh hơn. Để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, mới đây Chính phủ đưa ra những giải pháp như giảm, giãn thuế, hạ lãi suất cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giải pháp tình thế, cần phải có những giải pháp căn cơ thì mới giải quyết được lâu dài và tận gốc vấn đề. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định:

 

Mặc dù mức tăng trưởng kinh tế vẫn còn chậm trong vòng 3 năm qua, song Việt Nam vẫn tiếp tục dành ưu tiên cho việc kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô. Để thực hiện được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát trong thời gian tới, theo các chuyên gia kinh tế, Chính phủ cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần ưu tiên hỗ trợ khu vực sản xuất kinh doanh, tập trung vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.