Hiện nay, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp đã trở thành đích ngắm của tội phạm công nghệ cao. Ảnh: Internet |
Nếu cách đây vài năm, các loại tội phạm này chỉ sử dụng những công cụ đơn giản để lừa đảo, thì hiện nay cùng với sự phát triển công nghệ thông tin mức độ lừa đảo càng tinh vi và khó phát hiện. Đích ngắm của đối tượng tội phạm công nghệ cao là các tổ chức tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp…và sâu xa hơn nữa là các cơ quan hành chính, với mục đích đánh cắp thông tin, phá hoại...
Một cuộc khảo sát gần đây với hơn 300 doanh nghiệp của Hiệp Hội An toàn Thông tin VN cho thấy, mức độ an toàn thông tin ở các doanh nghiệp này rất thấp có khả năng xảy ra nguy cơ tấn công của tội phạm công nghệ cao với mục đích trục lợi, ăn cắp thông tin. Và hơn 150.000 trang web của doanh nghiệp VN chứa mã độc hại….đây chỉ là những con số khảo sát sơ bộ, xét trên thực tế hầu như 80% doanh nghiệp VN chưa chú trọng nhiều đến việc bảo mật thông tin cho mình, ông Trịnh Ngọc Minh, Phó chủ tịch hội an toàn thông tin phía nam nhận xét:
Không giấu nỗi trăn trở về loại tội phạm này, Trung tá Bùi Mạnh Trường - Phó Phòng C15 cho biết: "Đây là dạng tội phạm hoạt động không biên giới, có thể xảy ra bất kì nơi đâu, bất kể thời gian. Các dấu vết, chứng cứ để lại cũng khác và rất khó phát hiện vì chúng hoạt động trên môi trường công nghệ cao”. Mục tiêu lớn nhất của các đối tượng này thường tập trung vào các ngân hàng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp giao dịch qua mạng…nhất là thời điểm cuối năm, do số lượng giao dịch lớn nên khả năng loại tội phạm này có thể hoạt động mạnh hơn, ông Trường cảnh báo.
Theo ông Phạm Anh Tuấn – Phó Tổng giám đốc ngân hàng Viettin cho rằng: khả năng “nốt” an toàn thông tin trong các ngân hàng ngày càng tăng cao khi áp lực cần phải đẩy mạnh việc cung cấp sản phẩm thông qua ngân hàng điện tử. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng không nên lơ là trong việc bảo mật thông tin vì “tính chất phát triển” của tội phạm công nghệ cao ngày càng khó lường trước. Ông Tuấn nhận xét:
Phương thức trục lợi thông thường của các đối tượng này là làm thẻ tín dụng giả để rút tiền các máy ATM hoặc bán thông tin thẻ ra nước ngoài. Nhưng hiện nay các đối tượng này còn tinh vi hơn bằng cách lấy thông tin thẻ tín dụng chuyển qua một dạng tiền ảo trên mạng như paypal chẳng hạn sau đó mới bán tài khoản này cho người nước ngoài. Hoặc cũng với hình thức tương tự như trên các đối tượng này tổ chức mua bán vé máy bay, tour du lịch qua mạng… cho một nhóm người để thu lợi bất chính.
Về vấn đề xử lý các đối tượng này, trung tá Bùi Mạnh Trường - Phó Phòng C15 cho biết, rất khó xác định được đối tượng để điều tra, nhiều khi tội phạm ở nước ngoài, không hiện diện ở VN, nhưng lại vi phạm trên lãnh thổ VN. Mặc dù luật pháp cũng bổ sung những điều khoản chế tài, hay xử phạt các dạng phạm tội này, song với mức độ phạm tội “đa dạng” như hiện nay thì luật cần phải bổ sung thêm nhiều điều trong luật. Trung tá Bùi Mạnh Trường - Phó Phòng C15 cho biết thêm:
Cũng theo ông Trường, từ đầu năm 2010 đến nay, cơ quan an
ninh đã phát hiện và xử lý hàng chục vụ tội phạm dùng công nghệ cao để lừa đảo,
trục lợi từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng, doanh nghiệp tai VN… qua đó cho
thấy mức độ nguy hiểm của các tổ chức tội phạm này, đồng thời cũng là lời cảnh
tỉnh cho các tổ chức tài chính, doanh nghiệp... vẫn còn lơ là trong việc bảo mật
thông tin. Hiện nay, để phòng chống các loại tội phạm này, chúng tôi thiết nghĩ
ngoài lực lượng chuyên ngành như công an, quân đội thì các tổ chức như Mặt trận
Tổ quốc các đoàn thể, các địa phương cùng toàn thể nhân dân cần nâng cao cảnh
giác để sớm phát hiện để có biện pháp xử lý kịp thời.