Xe buýt - bao giờ thật sự tiện ích?

(VOH) - Những năm qua, cùng với định hướng phát triển giao thông đô thị và tìm lời giải cho bài toán kẹt xe đang diễn ra một cách trầm trọng, TPHCM đã chủ trương vận động người dân “cùng buýt”. Song, trên thực tế thì hoạt động xe buýt càng ngày càng bộc lộ nhiều bất cập, chất lượng ngày càng đi xuốngvới vô số lời phàn nàn từ phía người dân.

Bài 1: Nỗi buồn xe buýt

Theo số liệu của Sở GTVT TP.HCM, hiện toàn TP có gần 3.200 xe buýt với khoảng 8.000 lao động phục vụ, mỗi ngày chuyên chở hàng triệu lượt hành khách. Tuy nhiên, thực tế con số này mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu đi lại của người dân. Một cuộc khảo sát cho thấy có đến 55% hành khách đi xe buýt sinh sống ở ngoại thành và các tỉnh liền kề. Trong khi đó, dân cư nội thành lại không mấy mặn mà với xe buýt. Đối tượng sử dụng xe buýt đông đảo nhất là học sinh, sinh viên và công nhân, người lao động nhưng với lý do chính là vì giá rẻ chứ chưa phải vì sự tiện ích của nó. Đã có vô số lời phàn nàn về căn bệnh "kinh niên" của xe buýt như:

Và không chỉ người dân xin có ý kiến về chất lượng nhà xe, mà chính những người trong cuộc cũng bức xúc không kém, từ chủ xe đến tài xế, tiếp viên cũng thẳng thắn thừa nhận hoạt động xe buýt cứ đang ngày một đi xuống. Phương tiện xuống cấp nghiêm trọng còn tài xế thì đua nhau bỏ việc, khiến cho hệ thống xe buýt thêm èo uột. Liên hiệp HTX Vận tải TP cho biết đang thiếu đến hơn 100 tài xế; Tại HTX vận tải 19/5, với khoảng 400 xe, HTX cũng đang thiếu trên 30 tài xế xe buýt, Ông Nguyễn Văn Triệu - Chủ nhiệm HTX 19/5 nói:

Bà Tống Thị Thu Thanh, Phó CN HTX Quyết Thắng cho biết HTX cũng đang thiếu hơn 10 tài xế, nhưng không tuyển được:

Tình trạng tài xế xe buýt bỏ việc hàng loạt đã có ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp vận tải. Và dù đã nỗ lực rất lớn trong việc tìm người lấp đầy các chỗ trống nhưng thực tế số lượng tuyển dụng không được bao nhiêu, khiến cả trăm xe buýt lâm vào cảnh phơi nắng nằm không ở các bến bãi. Không người lái, các doanh nghiệp phải liên tục cắt giảm, điều chỉnh tuyến làm ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại thường nhật của người dân.

Bên cạnh đó, các HTX vận tải đang phải cạnh tranh nhân lực với các DN xe du lịch, liên tỉnh đang thu hút phần lớn lượng tài xế với thông tin truyền miệng nhau là ít áp lực mà thu nhập lại cao so với lái xe buýt. Anh Nguyễn Văn Ngữ, tài xế chạy tuyến xe buýt Bến xe Q.8 - ĐHQG TPHCM than thở: Một tài xế xe buýt phải làm việc liên tục từ sáng đến tối với cường độ khá cao, trong đó chỉ tính riêng thời gian ngồi sau vô lăng là từ 12 - 15 tiếng... Căng thẳng đến mức cứ về bến là quay đầu chạy tiếp. Trong tình trạng thiếu hụt người như hiện nay, các doanh nghiệp phải tận dụng luôn cả ngày nghỉ dưỡng sức của tài xế để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân được thông suốt. Với hiệu suất hoạt động liên tục liên tục như vậy, không ít tài xế bị quá tải, kiệt sức. Anh Ngữ tâm tư:

Còn anh Thành Văn Ngoãn, tài xế xe buýt 53N bộc bạch: Giới này cứ vướng vào cái vòng lẩn quẩn: Trễ chuyến: phạt. Chậm giờ: khách phản ánh. Chạy nhanh thì gây tai nạn. Mất chuyến thì đói. Do đó hầu hết các tài xế đều muốn bỏ việc nhưng do chưa biết làm gì khác nên đành ráng ôm vô lăng cho đến khi có công việc thích hợp hơn. Vì thế, mới có chuyện sau:

Điều đáng nói là trong khi vật giá không ngừng leo thang và áp lực công việc ngày càng nặng nề, mà thu nhập của tài xế gần như không đổi. Từ khi bắt đầu có chính sách trợ giá, chạy mỗi chuyến anh Ngữ nhận được 20.000 đồng, nhưng 5 - 7 năm nay vẫn vậy, dù thời gian lái mỗi chuyến xe buýt hiện nay có khi kéo dài gấp đôi do lô cốt, đường kẹt và mệt mỏi cũng theo đó tăng lên:

Thêm một bất cập khác khiến chất lượng xe buýt cứ “thụt lùi” là nhiều HTX xe buýt đang phải “gồng mình” vừa chạy vừa bù lỗ vì mức trợ giá của thành phố đã lạc hậu so với chi phí thực tế. Như tại HTX Quyết Thắng, tiền vé xe trung bình mỗi chuyến thu được gần 190 ngàn đồng, cộng thêm trung bình 115 ngàn tiền trợ giá, mỗi chuyến xe vị chi thu xấp xỉ 300 ngàn đồng, nhưng tiền dầu cho mỗi chuyến xe cũng đã gần 200 ngàn. Mỗi xe trung bình chạy 6 chuyến/ngày, nên tài xế, tiếp viên là người nhà của chủ xe thì coi như còn có tiền chợ, còn nếu thuê thì coi như cầm chắc lỗ. Anh Ngoãn, vừa là chủ xe kiêm tài xế cho biết:

Có thể nói, sự thiếu hụt nhân lực đã dẫn đến sự đi xuống của chất lượng dịch vụ xe buýt - vốn đã thấp, sự thua lỗ của nhà xe đồng nghĩa với việc thiếu nguồn vốn để tái đầu tư, sửa chữa phương tiện vốn đang trong tình trạng xuống cấp sau 7 - 8 năm sử dụng. Theo bà Tống Thị Thu Thanh, với thực tế này, hoạt động xe buýt chỉ có đi xuống chứ không thể đi lên được:

Với thực trạng trên chủ trương phát triển xe buýt là đặc biệt cần thiết để giải quyết bài toán kẹt xe. Khi hệ thống xe buýt được vận hành tốt, mang lại nhiều tiện ích thì mới nghĩ đến việc hạn chế xe cá nhân. Đã đến lúc cần phải có một giải pháp đồng bộ, căn cơ, hiệu quả hơn để xe buýt thật sự trở thành phương tiện vận tải hành khách công cộng chủ lực, và tiện ích với người dân. Liên quan đến vấn đề này, mời quý thính giả đón theo dõi kỳ 2 của loạt bài: Xe buýt- Bao giờ thật sự tiện ích trong chương trình thời sự tiếp theo.