Cục Bảo vệ thực vật đã lập danh sách 30 doanh nghiệp xuất khẩu gạo và 9 đơn vị trong nước thực hiện công tác khử trùng gạo để thông báo cho phía Trung Quốc. Khi thực hiện Nghị định thư này, việc xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung Quốc sẽ thuận lợi hơn, giảm tình trạng xuất tiểu ngạch và giảm được chi phí.
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật khẳng định: "Nghị định thư này được hiểu là tạo một hành lang pháp lý rất tốt. Do vậy, tôi hy vọng lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc, đặc biệt theo con đường chính ngạch sẽ ngày tăng hơn và sẽ tốt hơn"
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ đối thoại trực tiếp với các Ngân hàng BIDV, Agribank về cơ chế, chính sách vốn vay cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo đến cuối năm.
Chế biến gạo xuất khẩu tại Xí nghiệp Chế biến lương thực cao cấp Tân Túc, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Về thực hiện Nghị định thư kiểm dịch thực vật và việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định: "Thực chất đây là tháo gỡ thêm về rào cản kỹ thuật kiểm dịch thực vật, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị quản lý nhà nước của Việt Nam và giảm bớt phiền hà cho các doanh nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sag Trung Quốc.
Khi thực hiện tốt Nghị định này cũng tạo thế cho chúng ta ở thị trường khác. Về thương hiệu gạo Việt Nam, quan điểm chúng tôi là khi bắt đầu triển khai thì chọn một số doanh nghiệp để đẩy lên làm trước".
Theo ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng Thư ký VFA, ước tính xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2016, bằng với 2015, khoảng 2,7 triệu tấn. Trong đó, Quý I/2016 tăng khoảng 60%. Các thị trường Gana, châu Phi và châu Á duy trì và tăng trưởng, với mặt hàng gạo thơm tăng 29%, nếp tăng vọt 16%.
Dự báo tổng lượng gạo xuất khẩu cả năm khoảng 5,4 triệu tấn.