Thảm họa đã cướp đi sinh mạng của it nhất 281 người và làm hàng trăm người khác bị thương. Nhiều tòa nhà bị hư hại nặng nề khi sóng thần ập tới dọc theo khu vực vành đai eo biển Sunda, nằm giữa các quần đảo Java và Sumatra. Gần như không có bất kì cảnh báo nào trước khi thảm họa xảy ra vào tối muộn ngày thứ bảy vừa qua.
Quang cảnh nhìn từ trên không của núi lửa Anak Krakatoa trong vụ phun trào tại eo biển Sunda ở Nam Lampung, Indonesia, ngày 23/12. Ảnh: Reuters.
Ông Dwikorita Karnawati, người đứng đầu cơ quan khí tượng Indonesia cho biết. núi lửa Anak Krakatau đã phun tro và dung nham trong nhiều tháng trước khi một khu vực rộng đến 64 ha ở phía sườn tây nam của núi lửa sụp đổ. Điều này đã gây ra một trận lở đất dưới đáy biển và cuối cùng gây ra sóng thần chỉ 24 phút sau đó.
Các hình ảnh được chụp bởi vệ tinh châu Âu Sent Sentelel-1 cho thấy một phần lớn mạn sườn phía nam của núi lửa đã bị trượt xuống đại dương.
Theo Sam Taylor-Offord, một nhà khoa học nghiên cứu về địa chấn tại trung tâm khoa học GNS, Wellington, khi cả khối đất đó bị đẩy vào đại dương sẽ làm dịch chuyển bề mặt đại dương, từ đó gây ra sự dịch chuyển theo chiều dọc dưới biển, gây ra sóng thần.
Giả thuyết về nguyên nhân cơn sóng thần ngày 22/12 ở Indonesia (Đồ họa: BBC.)
Thời điểm xảy ra sóng thần ngay trong mùa lễ Giáng sinh đã làm sống lại những ký ức kinh hoàng về thảm họa sóng thần ở Ấn Độ Dương vào ngày 26/12/2004, làm chết tới 226.000 người ở 14 quốc gia, trong đó có hơn 120.000 người ở Indonesia.
Taylor-Offord cũng cho biết núi lửa phun trào và môi trường nhiều tiếng ồn tại khu vực có thể là lý do tại sao vụ lở đất ở núi lửa không ghi nhận được cơn địa chấn nào.
Các nhà khoa học giải thích, trong trường hợp lần này, thực tế sóng thần được kích hoạt bởi một ngọn núi lửa chứ không phải do một trận động đất có thể là lý do tại sao không có cảnh báo sóng thần nào được kích hoạt.
Các cư dân ven biển cho biết không nhìn thấy hoặc không cảm thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào, chẳng hạn như một trận động đất hoặc nước rút dọc theo bờ biển trước khi những con sóng cao tới 3 mét dâng lên.
Krakatau volcano partial collapse triggered Indonesia tsunami: officials
At least 281 people were killed, hundreds injured and many buildings were heavily damaged when the tsunami struck, almost without warning, along the rim of the Sunda Strait, between Java and Sumatra islands, late on Saturday.
Anak Krakatau had been spewing ash and lava for months before a 64-hectare (0.64 square km) section of the southwest side of the
“This caused an underwater landslide and eventually caused the tsunami,” said Dwikorita Karnawati, head of the meteorological agency, adding that the waves hit shorelines 24 minutes later.
Images captured by the European Space Agency’s Sentinel-1 satellite showed that a large portion on the southern flank of the volcano slid off into the ocean, scientists said.
“When that land pushes into the ocean ... it displaces the ocean surface causing the vertical displacement that causes the tsunami,” Sam Taylor-Offord, a seismologist at GNS Science in Wellington, said of underwater landslides.
The timing of the tsunami, over the Christmas holiday season, revived memories of the Indian Ocean tsunami triggered by an earthquake on Dec. 26, 2004, which killed 226,000 people in 14 countries, including more than 120,000 in Indonesia.
Taylor-Offord said the eruption and “high noise environment” may be why the landslide was not recorded seismically.
The fact the tsunami was triggered by a volcano, and not by an earthquake, may be the reason why no tsunami warning was triggered, scientists said.
Coastal residents reported not seeing or feeling any warning signs, such as an earthquake or receding water along the shore, before waves up to 3 meters (10 feet) high surged in.