Một số nhà khoa học cho rằng đây là mức nhiệt độ cao nhất mà hành tinh của chúng ta từng trải qua trong ít nhất 120.000 năm.
Theo cơ quan phụ trách vấn đề biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus Climate Change Service, trong tháng 6 vừa qua, nhiệt độ trung bình trên thế giới cao hơn 0,5 độ C so với giai đoạn 1991-2020 và cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Những cam kết từ COP27 như Quỹ bồi thường tổn thất và thiệt hại, một sáng kiến của Liên minh châu Âu (EU), sau nửa năm vẫn chưa thể hoạt động vì thiếu những "điều khoản chi tiết". Nguồn tài chính trị giá 100 tỷUSD mà các quốc gia G7 đã hứa từ COP27 vẫn chưa được các chính phủ này phê duyệt.
Cuộc đàm phán về khí hậu giữa Mỹ và Trung Quốc - hai quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới - ngày 18-7 vừa qua cũng chỉ dừng lại ở những mỹ từ "hợp tác" và những lời "hứa" giảm phát thải khí mêtan, giảm sử dụng than đá, giảm thiểu tình trạng phá rừng và hỗ trợ các nước nghèo đối phó với những thách thức do biến đổi khí hậu.
Chính quyền các địa phương trên toàn Nhật Bản kêu gọi người dân không đi ra ngoài nếu không cần thiết, uống đủ nước, dùng các thiết bị làm mát trong nhà tránh sốc nhiệt.
Trong khi đó, tại Hàn Quốc, nước này đã nâng mức độ của cảnh báo nguy cơ nắng nóng từ "cảnh giác" lên "nghiêm trọng", do tình hình nhiệt độ ngày càng tăng cao gây ra cái nóng gay gắt. Đây là lần đầu tiên sau 4 năm Hàn Quốc ban lệnh "nghiêm trọng", kể từ năm 2019.