Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa nay (6/5), nắng nóng tiếp tục xảy ra diện rộng ở vùng núi Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ với nền nhiệt độ lúc 13 giờ phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38 độ; riêng khu Tây Bắc Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ.
Dự báo: Do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây phát triển mạnh và mở rộng về phía Đông Nam kết hợp với hiệu ứng phơn nên ngày mai (7/5) ở phía Tây Bắc Bộ, các tỉnh Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-39 độ, vùng núi Bắc Bộ có nơi trên 39 độ, vùng núi Bắc Trung Bộ có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày từ 40-42 độ; ở phía Đông Bắc Bộ trời nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 34-37 độ, có nơi trên 37; độ độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến 30-50%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 11-17 giờ.
Do tình trạng nắng nóng và lượng tia UV cao đi kèm có thề gây tình trạng sốc nhiệt do cơ thể quá nóng, hoặc do tiếp xúc kéo dài hoặc gắng sức ở nhiệt độ cao. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt là:
- Người già, trẻ em, phụ nữ: Là những người có khả năng chịu đựng kém
- Người mắc bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, gan, ung thư,...
- Những người lao động ngoài trời như công nhân, nông dân, vận động viên thể thao, bộ đội huấn luyện ngoài thao trường, nhân viên giao hàng,...
Các bệnh nhân đều có đặc điểm chung là lao động nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng, không nghỉ ngơi và bổ sung nước, điện giải đầy đủ. Phòng tránh sốc nhiệt do nắng nóng bao gồm uống đủ chất lỏng và tránh nhiệt độ quá cao.
Ảnh minh họa
Cũng theo dự báo. ngày 8/5 và 9/5, cường độ nắng nóng tiếp tục gia tăng. Ở phía Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt, nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-40 độ, vùng núi Bắc và Trung Trung Bộ có nơi 40-42 độ; ở phía Đông Bắc Bộ trời nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-39 độ, có nơi trên 39 độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến 30-50%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-18 giờ. Từ ngày 10/5, nắng nóng ở các khu vực trên dịu dần.
Từ 7-10/5, nắng nóng xảy ra ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ, cục bộ ở Nam Trung Bộ với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 37 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 11-16 giờ.
Khu vực Hà Nội: Ngày mai có nắng nóng với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ. Ngày 8 và 9/5, cường độ nắng nóng tiếp tục gia tăng, nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-39 độ. Từ ngày 10/5, nắng nóng dịu dần.
Khu vực Nam bộ: Theo Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam bộ, khả năng có mưa dông rải rác về chiều tối trong thời đoạn ngắn, trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Mưa phân bố không đều, tổng lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm. Nhiệt độ cao nhất trong 5 ngày tới phổ biến từ 33-370C, sau có xu hướng giảm. Mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Công biến đổi chậm và ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,2-1,0m. Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu sẽ lên theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,30m; tại Châu Đốc 1,45m, cao hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 0,15-0,2m.
Xu thế xâm nhập mặn từ ngày 6-10/5: Xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế tăng dần và đạt mức cao nhất vào cuối tuần. Độ mặn cao nhất trong đợt này tại các trạm ở mức tương đương và cao hơn thời kỳ từ ngày 21-30/4, riêng ở Cà Mau độ mặn ở mức thấp hơn.
(VOH) - Tính đến 6 giờ sáng ngày 6/5, trong 12 giờ qua, Việt Nam không có ca nhiễm mới, như vậy, 20 ngày liên tếp, Việt Nam không có ca lây nhiễm nào trong cộng đồng.