Cụ thể gồm có 3 nhóm đối tượng: cán bộ, công chức, viên chức theo đề án vị trí việc làm cần đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn hoặc chuyển sang vị trí việc làm khác nhưng cá nhân không có nhu cầu, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng đồng ý; cán bộ, công chức, viên chức có 1 năm gần nhất không hoàn thành nhiệm vụ, tập thể cơ quan đánh giá khó có thể tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ do năng lực còn hạn chế, đồng thời cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng đồng ý; cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo do sắp xếp tổ chức bộ máy thôi giữ chức vụ lãnh đạo, có thời gian công tác còn dưới 3 năm, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng đồng ý.
Ảnh minh họa: NLD
TPHCM cũng kiến nghị được phân cấp để chủ động phê duyệt danh sách đối tượng tinh giản biên chế và tạm ứng kinh phí từ nguồn chi ngân sách thường xuyên hằng năm để thực hiện việc chi trả các chế độ, chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế.
Sau đó, TPHCM sẽ tổng hợp 2 lần/năm gửi Bộ Nội vụ để kiểm tra việc thực hiện tinh giản biên chế và gửi Bộ Tài chính để quyết toán kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế.