Chưa tìm được tiếng nói chung cho chất lượng phim truyền hình

(VOH) - Trước tình trạng phim truyện truyền hình ngày càng kém chất lượng, Hội Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TP.HCM phối hợp với Hội điện ảnh đã tổ chức buổi hội thảo “Chất lượng phim truyện truyền hình - thực trạng và giải pháp”.
"Bỗng dưng muốn khóc", bộ phim truyền hình đã tạo nên cơn sốt năm 2008. Ảnh: giadinh

12 tham luận cũng như ý kiến của các nhà làm phim, nhà sản xuất và nhà đài trong hội thảo đã gợi mở được nhiều khúc mắc trong các khâu sản xuất cũng như kiểm duyệt phim.

Tại hội thảo, đạo diễn Nguyễn Minh Cao đưa ra câu hỏi “Phim truyền hình- sao làm mãi vẫn chưa hay?”,  một trong các nguyên nhân chính theo đạo diễn này là khâu kịch bản, để có một kịch bản hay là không dễ. Ngoài ra, tất cả các khâu còn lại phải đồng bộ và dựa trên một tiêu chí nhất định. Đạo diễn Minh Cao nói:

Cùng chung quan điểm này, nhà biên kịch Ngô Hòang Giang đưa ra “góc tối” của kịch bản phim truyền hình. Kịch bản truyền hình là nhu cầu có thật, nhưng nguồn cung cấp kịch bản “ có lý lịch gốc” thì quá nhiều phức tạp. Trong khi người thẩm định kịch bản lại không chuyên nghiệp, không có nghề, đa số chỉ thẩm định kịch bản có phản động không, có khiêu dâm hay bạo lực không, còn về thuần phong, mỹ tục thì không ít kịch bản vi phạm, có thể vì người thẩm định cũng không rõ hoặc xét thấy không vấn đề gì. Nếu như vậy chỉ cần người thông thạo pháp luật là có thể thẩm định được. Nhà biên kịch Ngô Hoàng Giang bày tỏ suy nghĩ của mình:

Làm phim xã hội hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất tư nhân, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, đó là vấn đề kinh phí. Làm sao vừa đảm bảo số spot quảng cáo nhà đài yêu cầu, vừa phải chào tài trợ để phim chắc chắn không lỗ.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng nêu lên những bất cập trong cơ chế của đài truyền hình hiện nay: với giá từ 180-200tr đồng/tập, thực chất khi tới tay nhà làm phim thì đã rơi rụng bớt. Theo quy định của đài truyền hình thì kinh phí của phim sẽ được quy từ quảng cáo, các hãng phim sẽ làm cam kết nếu phim phát sóng đủ lượng khách hàng đặt quảng cáo vào giờ đó thì nhà đài sẽ trả đủ tiền như ký kết, còn nếu không thì phải đền cho nhà đài, còn nếu nhiều quảng cáo hơn thì nhà đài hưởng. Có thể thấy, khi kinh phí được cào bằng và đặt ra một mức như vậy thì nhà làm phim phải tính toán  để kiếm lời, bằng cách: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi tiêu và đơn giản hóa công việc. Hệ lụy của nó là cho ra đời những bộ phim không chất lượng cũng là điều dễ hiểu.

Một điều trăn trở khác của người trong nghề đó chính là khâu kiểm duyệt, nhà báo Hoàng Đăng chỉ ra những lỏng lẽo trong quy chế: một dự án 30-40 tập, thậm chí cả trăm tập nhưng người duyệt chỉ xem đề cương kịch bản và 10 tập đầu. Việc từ khoảng 10 tập để suy ra cả trăm tập thì chẳng khác nào “thầy bói xem voi”, nhất là trong tình trạng phim VN thường đầu voi đuôi chuột, càng về sau càng đuối. Nhà báo Hoàng Đăng nói thêm:

Trong hội thảo lần này, nhiều giải pháp tháo gỡ cũng được đưa ra, theo đó, đạo diễn Tô Hoàng mạnh dạn chỉ rõ: khi các cơ quan chức năng cho phép  đài truyền hình mở kênh vô tội vạ như hiện nay, nhất là để các đài “tự nuôi thân” thì đây là nguyên nhân chủ yếu để tình trạng sản xuất phim truyện truyền hình ồ ạt… Ông cũng nêu ra 3 phương sách để tháo gỡ:

Trước những bức xúc của nhà sản xuất về cơ chế cào bằng kinh phí và yếu kém trong khâu kiểm duyệt kịch bản, ông Nguyễn Quý Hòa - Tổng giám đốc Đài Truyền hình TPHCM đã khẳng định những phương hướng giải quyết trong thời gian sắp tới:

Có thể nói, thực trạng yếu kém của phim truyền hình hiện nay không chỉ là mối quan tâm của những người làm nghề mà còn ở khán giả. Để những sản phẩm kém chất lượng lên sóng trong thời gian qua không chỉ thể hiện sự cẩu thả trong cách làm phim mà hơn hết là coi thường khán giả. Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”, đừng đánh mất lòng tin của những ngừơi yêu phim Việt. Qua hội thảo này, hy vọng nhiều vấn đề sẽ được gợi mở, những khúc mắc được giải tỏa để công chúng Việt sẽ được nhìn thấy những sản phẩm có chất lượng thực sự.

Bình luận