Tiêu điểm: Nhân Humanity

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 14 tại TPHCM: Xuân mới - phát triển mới

(VOH) - Ngày thơ Việt Nam lần thứ 14 diễn ra trong 3 ngày 13, 14, 15 tháng giêng năm Bính Thân tại TPHCM. Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM (VOH) phỏng vấn nhà thơ Phạm Sỹ Sáu – Phó chủ tịch Hội nhà văn TP:

 Viết thư pháp trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 12 tại TPHCM. (ảnh: PNO)

VOH: Ngày thơ việt Nam lần thứ 14 tại TPHCM năm nay sẽ có điểm gì mới để thu hút đọc giả, thưa ông?

Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu: Năm nay, sẽ có 3 hoạt động.

Chương trình thứ nhất vào ngày 13 tháng giêng năm Bính Thân, nhằm 20.2, tại Hội trường Hội nhà văn TP sẽ tổ chức hội thảo sức sống thi ca  đô thi  TPHCM (2010-2015) với khoảng 15 tham luận với sự hiện diện của khoảng 20, 30 khách mời.

Hoạt động chính trong ngày thơ sẽ diễn ra ở sân 81 Trần Quốc Thảo với sự tham gia của các đội nhóm sinh hoạt thơ ca của TPHCM.

Phần 1 từ 15-18 giờ, sẽ có chương trình biểu diễn thơ ca của các CLB  thơ ca quận huyện và các đơn vị. Từ 19 giờ sẽ có chương trình Mời thơ – nối tình yêu đất nước.

Năm nay, đặc biệt là chương trình mở. Gồm có sự tham gia của các nhà thơ trẻ, sẽ giao lưu với các nhà thơ lớn tuổi và có tiếng. Đồng thời có tiết mục kịch thơ của Ban văn trẻ và có 6 tiết mục của các CLB quận huyện đã giao lưu thơ buổi chiều. 

Ngày rằm tháng giêng, chúng tôi giao lưu với sinh viên trường Đại học KHXH – NV TPHCM tại hội trường D của Trường.

VOH: Chào mừng Đại hội Đảng  toàn quốc lần thứ XII thành công thì Ngày thơ năm nay có chương trình gì, thưa ông?

Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu: Chúng tôi chủ trương là việc đó phải được hòa nhuyễn vào các hoạt động chung của xã hội. Chủ đề của chúng tôi là Xuân mới phát triển mới và chúng tôi có yêu cầu như trong hội thảo Sức sống thi ca đô thị cũng là một cách nhìn lại thành tựu đạt được trong 5 năm qua và hướng tới con đường sắp tới trong 5 năm tới.

Đó là cách chúng tôi biến nghị quyết, biến Đại hội đảng thành cuộc sống thực tế chứ không phải là lời ca tụng sáo rỗng. Chúng tôi muốn đời sống phải thở nhịp thở của hoạt động thực tế của xã hội, phải thực sự đi vào đời sống bằng hoạt động thực tế.

VOH: Qua những lần tổ chức Ngày thơ, ông thấy tình yêu của người đọc dành cho thơ như thế nào?

Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu: Năm ngoái chúng tôi có tổ chức sinh hoạt các CLB  thu hút người tham gia rất đông. Sở dĩ chúng tôi tổ chức chương trình Mời thơ – nối niềm vui đất nước để cho các nhà thơ chuyên nghiệp và không chuyên ở các CLB quận huyện nếu có tiết mục tốt có thể lên sân khấu để cùng giao lưu thơ ca với  những nhà thơ chuyên nghiệp, cắt đứt khoảng cách giữa những người làm thơ chuyên nghiệp và người làm thơ..

Chúng tôi nghĩ rằng viêc xã hội hóa này nó sẽ làm cho thơ đến gần với đời sống hơn chứ trang thơ chỉ sống trên cuốn sách hay thù tạc với nhau mà phải phổ biến rộng rãi hơn.

VOH:  Nhân ngày thơ Việt Nam lần thứ 14 tại TPHCM thì ông có nhắn nhủ gì đến cho người yêu thơ và người làm thơ?

Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu: Tôi nghĩ hoạt động ngày thơ đi vào nếp sống bình thường. Nó không phải là cái gì đặc biệt, nó phải trở thành ngày hoạt động văn học.

Tôi mong rằng đó là ngày hoạt động văn học Việt Nam. Chúng tôi còn nhiều bộ môn văn học cần phải được quảng bá, cần phải làm cho mọi người hiểu rõ hơn.

Cả xã hội phải tham gia hoạt động để tạo cộng đồng vui vẻ và thực sự hưởng thụ được giá trị mà tác giả đã làm ra được.

Thơ ca thực sự phải là cái gì đó gửi gắm và tâm sự mà mỗi người phải cảm nhận được thông qua hoạt động, tiếp thu của mình.

VOH: Cám ơn ông và chúc cho Ngày thơ Việt Nam lần thứ 14 thành công tốt đẹp!

Bình luận