Văn hóa đọc đi xuống - vì sao?

(VOH) - Thời buổi công nghệ số phát triển, chỉ cần chiếc điện thoại có cài phần mềm xem tivi là khán giả có thể dễ dàng chọn cho mình các chương trình gameshow truyền hình từ ca nhạc như The Voice, Vietnam Idol đến khiêu vũ như Bước nhảy hoàn vũ, Cặp đôi hoàn hảo hay Game show Chung sức, Thử tài thách trí… Quá nhiều lựa chọn các loại hình giải trí cho công chúng từ truyền hình đến internet, từ các trang mạng xã hội đến game online… Chính vì vậy sẽ không ngạc nhiên khi thấy sách, nhất là sách văn học, không còn sức hấp dẫn với công chúng.

Tìm mua sách tại một cuộc triển lãm sách ở TPHCM. Ảnh: SGGP

Dạo quanh các nhà sách, ắt hẳn người đọc dễ dàng nhận ra, sách nước ngoài chiếm khoảng 70% số sách có mặt trên thị trường. Đó là cách mà các nhà sách, nhà xuất bản muốn đem thêm nhiều “món ăn” cho bạn đọc lựa chọn để phù hợp với “khẩu vị” của từng người. Sách là nguồn tri thức của nhân loại, thế nhưng thời buổi toàn cầu hóa, sách khó cạnh tranh với các gameshow, các trò chơi trực tuyến. Bên cạnh đó, sách còn phải cạnh tranh lẫn nhau.... Song, thị trường sách vẫn khá buồn tẻ, nhất là với mảng sách văn học mang tính triết lý, có giá trị nghệ thuật, những tác phẩm đoạt giải Nobel, Pulitzer, giải Pix Grand Public… Dịch giả Nguyễn Bích Lan - người chuyển ngữ quyển Triệu phú khu ổ chuột bày tỏ ý kiến với văn hóa đọc hiện nay: Vì sao độc giả ngày nay không mặn mà với sách văn học, mình nghĩ nó có nguyên nhân thế nào, có phải do cách học văn ngày nay của sinh viên học sinh đi theo chiều hướng khác? Đồng ý kiến với dịch giả Nguyễn Bích Lan, ông Trịnh Hoài Phương - chủ nhiệm tủ sách Tinh Hoa - công ty sách Phương Nam nói:

Ở nhà trường hiện nay chưa hướng dẫn các em học sinh thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách mà độc giả trẻ tìm đến sách chỉ vì tự bản thân yêu thích đọc sách. Các tác phẩm đoạt giải của các giải thưởng văn học uy tín, những quyển sách được xếp vào hàng sách hay trên thế giới, thế nhưng ở Việt Nam, con số xuất bản chỉ từ 1.000 đến 2.000 bản cho mỗi đầu sách. Một con số khá khiêm tốn, làm buồn lòng những người có tâm với sách. Trong khi, những quyển tiểu thuyết giải trí, thị trường lại rất được ưa chuộng, thậm chí có quyển càng cấm thì càng được tìm mua, trong khi những tác phẩm văn học có tính tư tưởng thì lại rơi vào dạng sách giảm giá. Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân khiến cho sách đã không còn sức hút với công chúng, ông Trịnh Hoài Phương cho biết thêm:

Với nhịp sống hối hả như hiện nay, công việc cùng những tác động của các loại hình giải trí khác đã khiến việc đọc sách cũng không còn được nhiều người chú ý và quan tâm. Dịch giả Bích Lan cho rằng, ngày nay nhiều người chỉ đọc cho công việc là chính và điều đó thì chưa đủ. Đọc sách còn là cách trải nghiệm cuộc sống và làm cho tâm hồn người ta thăng hoa.

Trước thực trạng văn hóa đọc có chiều hướng đi xuống, các nhà văn và những người làm sách luôn đau đáu tìm ra phương cách để thu hút người đọc tìm đến sách. Dịch giả Triệu phú khu ổ chuột cũng có hiến kế:

Và rõ ràng, các tác phẩm văn học lớn là nguồn tri thức của nhân loại, chứa đựng những bài học, giá trị nhân văn cao đẹp, là món ăn bổ dưỡng của tâm hồn. Thói quen đọc sách cần thiết phải được hình thành từ nhỏ. Gia đình, nhà trường và xã hội phải hướng dẫn để các em thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách. Những quyển sách có tính thị trường, giải trí với những tựa giật gân, câu khách sẽ chỉ làm cho bạn đọc tò mò, nhất thời và sẽ không tồn tại lâu. Xin mượn lời chia sẻ của dịch giả Nguyễn Bích Lan để kết thúc bài viết này và  hy vọng những cố gắng và tâm huyết của nhà văn thì sách sẽ đến được với bạn đọc ngày càng nhiều, văn hóa đọc sẽ ngày một nâng lên.

Bình luận