Chờ...

Những địa điểm xem bắn pháo hoa lễ 30/4 - 1/5/2022 tại TPHCM

(VOH) - Theo kế hoạch, TP.HCM sẽ tổ chức chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật từ 21 giờ đến 21 giờ 15′ ngày 30/4/2022.

Địa điểm bắn pháo hoa gồm khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (TP. Thủ Đức) và Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11).

Chuỗi sự kiện còn có triển lãm ảnh tại công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường Nguyễn Huệ, đường Đồng Khởi, Cung văn hóa Lao động; Giải việt dã truyền thống 30-4 lần thứ 46 vô địch TPHCM mở rộng năm 2022; chương trình trang trí ánh sáng nghệ thuật đường phố; lễ phát hành và giới thiệu bộ sách Lịch sử chính quyền TPHCM (1945 - 2015)...

VOH online giới thiệu với bạn đọc một số địa điểm ngắm pháo hoa lễ 30/4:

Cầu Khánh Hội:

Vị trí nằm trên mặt sông, hướng xem pháo hoa không bị cản trở bởi các công trình, nhưng có nhược điểm là vị trí này không chứa được nhiều người và rất khó có chỗ. Do đó, 1 số vị trí lân cận trên vỉa hè 2 tuyến đường Nguyễn Tất Thành và Tôn Đức Thắng cũng là lựa chọn phù hợp.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ:

Bạn có thể vừa tham quan đường hoa vừa kiếm cho mình 1 chỗ để xem pháo hoa, không gian ở đây rộng rãi, thoáng đãng đảm bảo cho độ an toàn, thoải mái cho bạn.

Bến Bạch Đằng:

Cùng với phố đi bộ Nguyễn Huệ là bến Bạch Đằng bên phía quận 1, ở đây không gian thoáng mát, bạn có thể gửi xe và đứng ở đây để ngắm pháo hoa bên phía Thủ Thiêm. 

Cầu Phú Mỹ

Cây cầu văng dây đầu tiên của Sài Gòn nối quận 7 với quận 2 cũng là lựa chọn thú vị không kém để ngắm pháo hoa. Tuy nhiên, tại khu vực này thường xuyên kẹt xe và tìm được một điểm đỗ trên cầu không phải đơn giản.

Cầu Cá Trê 1, Cá Trê 2:

Những địa điểm xem bắn pháo hoa và phân luồn giao thông ngày lễ 30/4 - 1/5 năm 2022 1

Ngắm pháo hoa trên cầu Cá Trê 1 (Ảnh: K.H)

Trên đường Mai Chí Thọ (cùng hướng với khu vực bắn pháo hoa) không chỉ là địa điểm ngắm pháo hoa miễn phí, mà còn là nơi picnic rộng, thoáng yêu thích của giới trẻ.

Cầu Thủ Thiêm

Cầu Thủ Thiêm dài 1.250 m nối quận Bình Thạnh và Q.2. Nếu bắn pháo hoa ở hầm Thủ Thiêm phía quận 2, với chiều cao, không gian thoáng đãng, đây là vị trí lý tưởng để bạn ngắm pháo hoa.

Đường Nguyễn Cơ Thạch

Năm nay, một con đường mới dài và rộng - Nguyễn Cơ Thạch đã hoàn thành và đây là một trong những nơi tuyệt vời nhìn về toàn cảnh quận 1 để ngắm pháo hoa. Ngoài ra, một số tuyến đường mới chưa có tên khác trong khu vực đô thị mới Thủ Thiêm cũng là điểm lý tưởng để ngắm pháo hoa.

Cầu Mống

Là một trong những cây cầu có tuổi thọ lâu đời của TPHCM nằm ngay phía trên hầm Thủ Thiêm. Tuy nhiên, đây luôn là điểm kẹt cứng trong mỗi dịp pháo hoa nên để có được chỗ đứng bạn phải đi thật sớm,  gửi xe ở cuối đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa hoặc Phó Đức Chính (quận 1), sân bóng đá cầu Mống (quận 4) rồi đi bộ lên cầu. Ngoài ra, quanh khu vực này - ngay tại cầu Khánh Hội, đường Võ Văn Kiệt hay Nguyễn Tất Thành cũng có thể tìm được vị trí đẹp để ngắm pháo hoa.

Nhà hàng - Cafe rooftop

Nếu bạn không muốn bon chen, và sẵn sàng bỏ tiền để ngắm pháo hoa với view tuyệt đẹp thì hãy tìm đến các nhà hàng, quán bar trên tầng thượng tại trung tâm TPHCM: Chill Sky Bar, EON 51 Café, Cardinal café, M.Bar – Majestic, Shangrila Sky Bar…

Xem pháo hoa tại Công viên Văn hóa Đầm Sen

Là một trong 2 điểm được tổ chức bắn pháo hoa tại TP.HCM trong dịp lễ 30/4/2022, CVVH Đầm Sen sẽ biểu diễn kết hợp giữa hỏa thuật và hệ thống Laser nhạc nước khổng lồ trên mặt hồ rộng 5 hecta của Đầm Sen. Đây là tổ hợp bao gồm: Hệ thống phun nước theo nhạc (dài hơn 60m) với độ cao nước phun hơn 40m, hệ thống màn hình nước công suất lớn (40m x 20m), hệ thống ánh sáng laser cường độ mạnh… Công trình Laser nhạc nước trình chiếu những thước phim 3D hình ảnh đẹp về đất nước, con người Việt Nam.

Phần trình diễn pháo hoa kết hợp Laser nhạc nước sẽ bắt đầu lúc 21 giờ ngày 30/4, với thời lượng 15 phút, cùng nhiều hình thức hỏa thuật khác nhau. Ngoài ra, trước giờ pháo hoa, cũng sẽ diễn ra các hoạt động trên hồ như biểu diễn nhạc DJ; múa đèn led và biểu diễn Lân sư rồng.

Phân luồng giao thông khu trung tâm TPHCM phục vụ bắn pháo hoa ngày lễ 30/4

Để phục vụ người dân vui chơi, ngắm pháo hoa, từ 18h30 đến 21h30, Sở GTVT đề nghị các loại xe không được đi vào đường Nguyễn Huệ (đoạn từ Lê Thánh Tôn đến Tôn Đức Thắng).

Sở GTVT đề nghị các loại xe không được đi vào đường Nguyễn Huệ (đoạn từ Lê Thánh Tôn đến Tôn Đức Thắng).

Lộ trình thay thế hướng đi Quận 4: Lê Thánh Tôn - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng hoặc đường Lê Thánh Tôn - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Thái Bình - Calmette - cầu Calmette - Đoàn Văn Bơ - Hoàng Diệu.

Lội trình thay thế hướng Quận 3: Tôn Đức Thắng - công Trường Mê Linh - Hai Bà Trưng - Lê Thánh Tôn - Pasteur.

Từ 20h-22h30, xe máy bị cấm qua đường hầm sông Sài Gòn (đoạn Ký Con đến Tố Hữu).

Lộ trình thay thế hướng Quận 1 qua Thủ Đức: Võ Văn Kiệt - đường song hành - Pasteur - Lê Duẩn - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Hữu Cảnh - cầu Thủ Thiêm 1 - Nguyễn Cơ Thạch - Mai Chí Thọ. Hướng ngược lại: Mai Chí Thọ - Nguyễn Cơ Thạch - cầu Thủ Thiêm 1 - Nguyễn Hữu Cảnh - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Lê Duẩn - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Võ Văn Kiệt.

Từ 20h đến 21h30, các loại xe bị cấm vào các đường: Nguyễn Tất Thành (Hoàng Diệu đến cầu Khánh Hội, quận 4); Tôn Đức Thắng (Công trường Mê Linh đến cầu Khánh Hội), Đồng Khởi (Ngô Đức Kế đến Tôn Đức Thắng), Hải Triều (Hồ Tùng Mậu đến Nguyễn Huệ) và Hàm Nghi (Hồ Tùng Mậu đến Tôn Đức Thắng).

Lộ trình thay thế hướng Quận 4 qua Quận 1: Nguyễn Tất Thành - Hoàng Diệu - Đoàn Văn Bơ - cầu Calmette - Võ Văn Kiệt - Pasteur - Lê Duẩn - Tôn Đức Thắng. Hướng ngược lại: Lê Duẩn - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Thái Bình - Nguyễn Công Trứ - Calmette - Đoàn Văn Bơ - Hoàng Diệu - Nguyễn Tất Thành.

Hướng Quận 1 đi TP Thủ Đức: Võ Văn Kiệt - Pasteur - Lê Duẩn - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Hữu Cảnh - cầu Thủ Thiêm 1 - Nguyễn Cơ Thạch - Mai Chí Thọ. Hướng ngược lại: Mai Chí Thọ - Nguyễn Cơ Thạch - cầu Thủ Thiêm 1 - Nguyễn Hữu Cảnh - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Lê Duẩn - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Võ Văn Kiệt./.