Những con chữ ngoài trang sách được chia thành những bài ngắn theo các chủ đề cụ thể giúp độc giả tiện theo dõi về lĩnh vực xuất bản sách. Qua cuốn sách này, tác giả cung cấp những thông tin, tư liệu liên quan đến việc xuất bản, in và phát hành sách thời gian nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1945.
Đọc thêm: Triển khai quy định của Ban Bí thư về báo chí, xuất bản
Tác phẩm chia làm ba phần.
Phần 1 - Phía sau trang sách”. Phần 2 - Vui buồn giấy mực” là những bài viết theo dạng chủ đề xoay quanh hoạt động in ấn, xuất bản, phát hành sách.
Phần 3 - Cảo thơm lần giở” viết về các tấm gương xưa ham đọc, coi trọng sách vở cùng quan điểm về vai trò của sách, của việc đọc sách từ vua Lê Thánh Tông, Minh Mạng cho đến Thiếu Sơn, Thạch Lam…
Với gần 50 bài viết, tác giả triển khai đề tài về in ấn, xuất bản và phát hành sách của Việt Nam thời gian này tập trung vào những câu chuyện cụ thể.
Đó là những câu chuyện đơn thuần của xuất bản như “Xuất bản theo lối mới” viết về kỹ thuật in chữ rời của phương Tây du nhập qua sự ra đời ban đầu của các nhà in, xuất bản phát triển rầm rộ khắp ba kỳ Bắc - Trung - Nam của các nhà xuất bản tư nhân.
Quyển sách Những con chữ ngoài trang sách tái hiện nên bức tranh xuất bản Việt Nam thời trong gần một thế kỷ từ 1860 khi nhà in nhà nước của Pháp được lập ở Nam Kỳ, cho đến tháng 8 năm 1945 sống động, chân thực.