Chờ...

CẨN THẬN: Dịch bệnh hè – thu đang có nguy cơ bùng phát

Thời điểm chuyển giao mùa hè – thu là thời điểm tốt nhất để các dịch bệnh bùng phát và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Người dân cần chủ động phòng ngừa ngay từ đầu để đảm bảo tốt sức khỏe cho chính mình.

Theo đánh giá từ Bộ Y tế, hiện nay là thời điểm chuyển mùa hè - thu, đây cũng là thời điểm thời tiết diễn biến phức tạp, đạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm dễ phát sinh và phát triển.

Trong đó, các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi truyền như bệnh tay - chân - miệng, sởi, cúm, tiêu chảy do virut Rota, sốt xuất huyết... thường xuất hiện nhiều hơn.

Trao đổi thêm về tinh hình dịch bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thời điểm mùa tựu trường, học sinh tập trung vào năm học mới, cũng là mối nguy cơ dịch bùng phát và lây lan dịch bệnh trong trường học rất cao, do đó, cần triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống trước mùa dịch.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè - thu, Bộ Y tế vừa yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy mạnh tham mưu đến UBND tỉnh, thành phố nhằm tăng cường chỉ đạo chính quyền các cấp,các ban, ngành, tổ chức, chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế để triển khai nhanh chóng các giải pháp phòng chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát dịch bệnh mùa hè –thư như: bệnh tay - chân - miệng, cúm, sởi, tiêu chảy, sốt xuất huyết.. và các dịch bệnh khác.

dich-benh-he-thu-dang-co-nguy-co-bung-phat-VOH

Cẩn chủ động phòng ngừa dịch bệnh tại các trường học (Nguồn: Internet)

Đồng thời, tại các địa phương cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền sức khỏe, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi sinh hoạt. Thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch và chơi đồ chơi sạch. Tổ chức chiến dịch rửa tay bằng xà phòng, đảm bảo việc vệ sinh ăn uống, thực hiện ăn chín uống chín; tự giác diệt loăng quăng, bọ gậy.

Ngoài ra, các địa phương cũng cần phối hợp chặt chẽ với ngành GD& ĐT để tổ chức tuyên truyền mạnh mẽ tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Nếu phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh cần thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế các địa phương triển khai đến các các đơn vị y tế trong việc tăng cường giám sát, phát hiện các trường hợp mắc bệnh cần thực hiện cách ly và xử lý triệt để ổ dịch không để bùng phát dịch trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, tiến hành điều trị khi cần thiết.

Tổ chức tốt việc điều trị bệnh nhân, đặc biệt với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong. Đồng thời, cần phải thực hiện song song các biện pháp phòng tránh lây nhiễm chéo tại các cơ sở điều trị, đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay - chân - miệng với bệnh sởi, viêm phổi và bệnh viêm đường hô hấp khác.