Đột quỵ còn được gọi là bệnh tai biến mạch máu não, một trong căn bệnh thường gặp ở rất nhiều người. Nguyên nhân đột quỵ thì có rất nhiều tuy nhiên phần lớn mọi người lại bỏ qua những triệu chứng cơ bản, thậm chí không quan tâm, không đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Vì sao bệnh đột quỵ lại được xem là một vấn nạn của sức khỏe cộng đồng? Lời giải đáp sẽ được bác sĩ Lương Lễ Hoàng chia sẻ ngay trong bài viết sau đây:
Theo các thông kê của ngành Y thì cứ 1 phút lại có 1 người bị tai biến mạch máu não, cứ 3 phút lại có một người bị tử vong vì tai biến mạch máu não và tỉ lệ tử vong của người bị tai biến mạch máu não vẫn chiếm cao nhất trong tất cả căn bệnh hiện nay.
Trong số đó, chỉ có 1/3 người bị tai biến thoáng qua, 2/3 còn lại thì rất ít các trường hợp có thể qua khỏi cơn nguy kịch của bệnh hoặc suốt đời phải ngồi trên ghế xe lăn vì bại liệt.
Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh mà còn gây nên những áp lực vô hình đối với người thân, gia đình và xã hội. Chính vì thế, có thể nói đột quỵ hay tai biến mạch máu não đã và đang trở thành một vấn nạn rất lớn đối với sức khỏe cộng đồng.
Theo bác sĩ Lương Lễ Hoàng, tại Việt Nam tình trạng người bị đột quỵ luôn ở mức cao vì các biện pháp phòng bệnh của người dân Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót bởi việc thực hiện các chương trình tầm soát bệnh vẫn chưa đc người dân tham gia đông đảo, ngành y vẫn đang trong bối cảnh bị quá tải cũng như quá trình điều trị phục hồi hiện nay vẫn chưa được tối ưu bởi bệnh nhân vẫn chưa được chăm sóc sức khỏe toàn diện sau khi qua được cơn đột quỵ.
1. Dấu hiệu đột quỵ có những cảnh báo nào trước ?
Cũng theo bác sĩ Hoàng, bệnh đột quỵ hiện nay trong rất nhiều trường hợp đều không có dấu hiệu báo trước. Hoặc nếu có thì các dấu hiệu đột quỵ cũng rất mơ hồ, đặc biệt ở nữ giới.
Một số dấu hiệu của người sắp bị đột quỵ thường là:
- Bị đau đầu, chóng mặt thường xuyên
- Bỗng nhiên bị tê nửa người.
- Cơ thể bình thường nhưng đột nhiên không nhìn thấy gì trong khoảng 1 giây.
- Hay bị vấp (cà lâm) khi nói chuyện hoặc đang nói chuyện tự nhiên bị ngắt ngang đột đột.
Bác sĩ Hoàng khuyến cáo, nếu phát hiện có những dấu hiệu bị đột quỵ, người bệnh nên nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế được bác sĩ thăm khám đó quyết áp, mỡ trong máu, cũng như các vấn đề khác của cơ thể như tình trạng tăng cân, béo phì, bệnh tiểu đường…
2. Cách phòng chống đột quỵ hiện nay là gì ?
Không chỉ có không có dấu hiệu cảnh bảo đột quỵ mà căn bệnh này hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị, do đó, các tốt nhất chính là mọi người nên chủ động phòng chống bệnh đột quỵ bằng cách:
- Hạn chế tình trạng bị béo phì.
- Giữ lượng mỡ trong máu luôn ở mức ổn định.
- Cần tầm soát sớm bệnh tiểu đường, bởi 60% người bị đột quỵ thường có liên quan đến bệnh tiểu đường.
- Khói thuốc lá cũng có liên quan đến đột quỵ nên cần có biện pháp ngăn ngừa việc hút thuốc lá hoặc ảnh hưởng từ khói thuốc lá.
- Tránh bị stress.
3. Có thể phòng chống đột quỵ bằng cách ăn lạt không ?
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người ăn lạt vẫn có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ, thậm chí việc ăn lạt còn khiến cho người bệnh bị mất chất lượng cuộc sống.
Bác sĩ Hoàng cho biết thêm, việc thường xuyên ăn lạt cũng có thể là yếu tố khiến cho mạch máu bị co lại một cách đột ngột dù vẫn chưa bị xơ vữa.
Đã có rất nhiều trường hợp phát hiện bị tai biến mạch máu não mặc dù không bị bệnh xơ vữa mạch máu. Hay những người bị huyết áp thấp vẫn có thể bị xơ vữa nếu mạch máu bị co thắt khi cơ thể bị mệt mỏi hoặc cảm xúc bị kích động.
Bác sĩ Hoàng lưu ý với mọi người: Hãy tập một lối sống lành mạnh để tránh được bệnh tai biến. Với những trường hợp đã bị tai biến và thoát qua được lần đầu thì cần nhớ rằng bệnh tai biến tái phát lần hai cũng sẽ là lần cuối.
Do đó, cần cố gắng giữ cho dòng máu chảy trong cơ thể được loãng, hạn chế stress, ăn những loại rau cải giúp loãng máu sẽ là một cách chủ động để ngăn chặn căn bệnh đột quỵ ‘ghé thăm’.
Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ Lương Lễ Hoàng về dấu hiệu đột quỵ cũng như cách phòng tránh căn bệnh, để nghe lại toàn bộ chủ đề này bạn có thể nghe lại audio bến từ chương trình Sức khỏe là số 1: