1. Hội chứng Tourette là gì?
Hội chứng Tourette (còn được gọi là Hội chứng Gilles de la Tourette, viết tắt GTS hay TS), là một bệnh lý hệ thần kinh khiến bạn bị co giật. Co giật là triệu chứng ở một phần hoặc toàn cơ thể, xuất hiện các cử động lặp đi lặp lại, đột ngột và không kiểm soát. Triệu chứng này có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể (mặt, bàn tay hoặc chân).
Trẻ em dễ mắc hội chứng Tourette hơn người lớn (Nguồn: Internet)
Sau một thời gian ngắn, bệnh nhân có thể chủ động kiềm chế cơn co giật. Một số trường hợp khác, bệnh nhân khác có thể phát ra những âm thanh bất thường gọi là âm thanh do co giật. Thậm chí, họ chửi rửa hoặc nói những điều không hay với người khác. Khi có co giật toàn thân, bệnh nhân không thể kiểm soát điều họ nói. Vài trường hợp bệnh có cơn co giật xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh cũng như những người xung quanh.
Trẻ em và người lớn đều có thể mắc phải hội chứng Tourette. Bệnh thường xuất hiện từ 5 đến 15 tuổi, tuy nhiên rất nhiều trường hợp co giật ở trẻ em biến mất khi chúng lớn lên.
2. Nguyên nhân gây ra hội chứng Tourette
Không biết rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng bệnh có thể di truyền cùng với các vấn đề về hệ thần kinh khác. Tourette là một hội chứng phức tạp, có lẽ gây ra do sự phối hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. Các giả thiết nguyên nhân bệnh Tourette bao gồm:
- Di truyền: Hội chứng Tourette có thể là một rối loạn di truyền. Các gen đặc hiệu liên quan đến hội chứng Tourette hiện vẫn chưa được xác định, mặc dù đã nhận diện được một đột biến gen là nguyên nhân hiếm gặp của hội chứng.
- Bất thường não: Một số hóa chất trong não đóng vai trò là chất dẫn truyền xung thần kinh có thể đóng vai trò trong việc gây bệnh, bao gồm dopamine và serotonin.
3. Dấu hiệu mắc hội chứng Tourette
Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo hội chứng Tourette:
- Cử động các cơ lặp lại không kiểm soát được ở một số bộ phận của cơ thể như máy giật môi, chớp mắt không ngừng, nhún vai…
- Khó thực hiện những cử động toàn thân như đi bộ, chạy, ngồi thẳng.
- Lặp đi lặp lại những lời lẽ gây khó chịu ở nơi công cộng, không thể ngừng lại ngay cả khi được yêu cầu. Ngoài ra còn có biểu hiện lặp lại những từ vô nghĩa.
- La hét, khóc to, ném đồ vật, tự gây hại cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng Tourette.
- Thay đổi tâm trạng liên tục, có thể từ chán nản tột cùng chuyển sang tự nhiên vui mừng không có lý do.
- Lo lắng không giải thích được. Tâm trạng lo lắng này có thể cản trở việc trẻ đến trường và hoà đồng với bạn bè, dẫn tới bị cô lập xã hội.
- Các triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế và hội chứng tăng động giảm tập trung có thể cũng xuất hiện ở trẻ bị hội chứng Tourette.
Khi nhận thấy người thân có những triệu chứng như trên thì nên đưa họ đến gặp bác sĩ thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời.
4. Hội chứng Tourette có chữa được không?
Có thể dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng của hội chứng Tourette (Nguồn: Internet)
Mặc dù hội chứng Tourette không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được các triệu chứng để người bệnh có cuộc sống tốt hơn.
Các loại thuốc an thần có thể được chỉ định để kiểm soát các cơn co giật. Thuốc thường không cần thiết đối với các cơn co giật nhẹ. Thuốc có thể được chỉ định độc lập hoặc dùng chung với các loại thuốc khác để ngăn ngừa các tác dụng phụ.
Liệu pháp hành vi nhận thức có thể được sử dụng để giúp các chức năng của bệnh nhân tốt hơn trong xã hội. Khi rối loạn nghiêm trọng, phẫu thuật để cấy ghép một dây kích thích các bộ phận cụ thể của não có thể được khuyến khích.