Phình mạch máu não khi nào cần phẫu thuật?

VOH - Túi phình mạch máu não vỡ có tỷ lệ tử vong trước khi đến bệnh viện là 10 - 15%. Thời điểm phát hiện bệnh, nhiều người thắc mắc có cần phải phẫu thuật hay không và khi nào cần can thiệp?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng TS.BS Nguyễn Thị Sơn, Nguyên giảng viên Trường Đại học Y Dược TPHCM.

MC Ngọc Linh: Thưa bác sĩ, người bị phình mạch máu não khi nào cần can thiệp điều trị và có các phương pháp điều trị nào?

BS Nguyễn Thị Sơn: Khi được chẩn đoán mắc bệnh phình mạch máu não, tùy theo tình hình của túi phình, nếu nhỏ đôi khi chỉ cần theo dõi, nếu có thể gây ra biến chứng thì các bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị.

Theo tình hình cụ thể của từng trường hợp, bác sĩ sẽ có đề nghị phù hợp.

Ví dụ, bác sĩ có thể phẫu thuật để cắt túi phình, đặt những ống thông. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật rất hiện đại, có thể đưa kim siêu nhỏ vào trong - cuộn dây nội mạch - nên ít xâm lấn hơn.

Có trường hợp với phần động mạch lớn, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp nhiều phương pháp.

voh-benh-phinh-mach-mau-nao-can-duoc-can-thiep-dieu-tri-khi-nao (1)
Với bệnh nhân bị phình mạch máu não, bác sĩ sẽ căn cứ vào từng trường hợp để có biện pháp điều trị phù hợp - Ảnh Internet

Phương pháp điều trị bệnh phình mạch máu não thường là phẫu thuật hoặc làm giảm kích thước túi phình. Nếu tình trạng bệnh chưa cần thiết phải phẫu thuật, chỉ cần theo dõi, bác sĩ có kê một số loại thuốc để giảm các triệu chứng.

Ví như giảm đau đầu, làm chậm quá trình giãn mạch máu hay thuốc kháng đông. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể hướng dẫn bệnh nhân tập vật lý trị liệu để giúp tình trạng phình động mạch được ổn định hơn.

TS.BS Nguyễn Thị Sơn nhấn mạnh, với người bị phình mạch máu não, tùy theo từng trường hợp bác sĩ sẽ có phương pháp chỉ định cho phù hợp.

TS.BS Nguyễn Thị Sơn

Nguyên giảng viên Trường Đại học Y Dược TPHCM

voh-phinh-mach-mau-nao
 

Theo dõi chuyên mục Khỏe của voh.com.vn để cập nhật những bài viết hữu ích.

Bình luận