Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Viêm niệu đạo ở nam giới: Nhận biết, điều trị và phòng ngừa

(VOH) - Niệu đạo là một bộ phận quan trọng của cơ quan tiết niệu ở nam giới. Tình trạng viêm niệu đạo được coi là bệnh lý nặng, cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Hệ thống đường tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm bất kỳ bộ phận nào trên đường tiết niệu nhưng viêm niệu đạo là thường xảy ra nhất. 

1. Viêm niệu đạo ở nam giới là gì?

Niệu đạo được biết đến như ống dẫn truyền, đưa nước tiểu từ bàng quang, qua lỗ sáo ở đầu dương vật thoát ra ngoài, đặc biệt, đối với nam giới, đây còn là con đường truyền tinh dịch khi hoạt động xuất tinh diễn ra. 

Escherichia coli là vi khuẩn gây viêm niệu đạo ở phái mạnh. Nếu tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra, niệu đạo sẽ trở nên sưng, viêm và gây đau đớn. 

viem-nieu-dao-o-nam-gioi-nhan-biet-dieu-tri-va-phong-ngua-voh-0
Vi khuẩn Escherichia coli gây viêm niệu đạo (Nguồn: Internet) 

2. Dấu hiệu nam giới mắc viêm niệu đạo

Quá trình gây viêm nhiễm ở niệu đạo có thể diễn ra âm ỉ trong một thời gian dài. Trong sinh hoạt hàng ngày, nam giới cần chủ động quan sát những bất thường của cơ thể mình nói chung và vùng kín nói riêng để nhận biết bệnh.

2.1. Sưng dương vật

Niệu đạo nối thông trực tiếp tới lỗ sáo của dương vật nên khi viêm niệu đạo, nam giới sẽ cảm thấy ngứa rát ở bao quy đầu và lỗ sáo, lúc này “cậu nhỏ” sẽ sưng hơn bình thường, kèm theo tiết dịch và mùi hôi khó chịu. 

Xem thêm: Điểm mặt 10 nguyên nhân khiến 'cậu nhỏ' của bạn bị sưng

2.2. Đau khi đi tiểu 

Hoạt động bài tiết nước tiểu trở nên khó khăn hơn, tần suất đi tiểu diễn ra nhiều trong ngày, đặc biệt, mỗi lần đều thấy đau rát và buốt, thậm chí có thể đi tiểu ra máu. 

2.3. Tinh dịch đổi màu 

Tinh dịch sẽ đi qua đường niệu đạo khi nam giới xuất tinh, chính vì thế khi niệu đạo bị viêm, màu sắc tinh dịch cũng như tinh trùng có thể chuyển sang màu vàng hoặc màu xanh, để ý kĩ còn xuất hiện mùi tanh. 

viem-nieu-dao-o-nam-gioi-nhan-biet-dieu-tri-va-phong-ngua-voh-1
Tinh trùng có thể chuyển vàng khi niệu đạo sưng viêm (Nguồn: Internet) 

2.4. Đau khi cương dương

“Cậu nhỏ” không thể cương cứng như bình thường, xuất hiệu triệu chứng đau âm ỉ vùng bụng dưới, thắt lưng và xương mu. 

Xem thêm: Giải pháp cho nam giới thoát cảnh ‘trên bảo dưới không nghe’ để lấy lại sự tự tin

2.5. Một số biểu hiện khác 

Khi sưng viêm niệu đạo dẫn đến hiện tượng đau nhức toàn thân và sốt nhẹ trong những ngày đầu. Trường hợp diễn tiến nặng hơn, nam giới hay buồn nôn, bắt đầu thấy nổi hạch ở vùng quanh niệu đạo. 

3. Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nam giới 

Niệu đạo bị viêm nhiễm có thể do nhiều yếu tố tác động. Dưới đây là các tác nhân gây bệnh mà các bác sĩ nam khoa khuyên phái mạnh nên đề phòng:

3.1. Hẹp bao quy đầu 

Nếu bao quy đầu bị hẹp, da quy đầu không thể kéo xuống được, cản trở quá trình thải các chất bẩn khi bài tiết nước tiểu. Sự tồn đọng lâu ngày tạo điều kiện các vi khuẩn sinh sổi và gây viêm nhiễm. 

3.2. Nhịn tiểu 

Cơ thể cần bài tiết chất thải nhưng bạn lại cố nhịn và lười đi tiểu là một điều rất nguy hại. Lúc này bàng quang phải chịu áp lực chứa lượng chất lỏng quá lớn, khả năng co giãn kém hơn, nguy cơ cao bị viêm nhiễm nặng, ảnh hưởng tới các cơ quan khác của hệ tiết niệu, trong đó có niệu đạo. 

3.3. Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ 

Vùng kín là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, nếu chủ quan trong việc vệ sinh hàng ngày, để tồn đọng mồ hôi hay các chất thải bẩn sẽ tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho chúng. 

3.4. Sinh hoạt tình dục không an toàn

Sinh hoạt tình dục không an toàn sẽ dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Trường hợp cơ quan sinh sản từng bị viêm nhiễm sẽ làm tăng khả năng gây viêm niệu đạo. 

Xem thêm: ‘Điểm mặt’ những căn bệnh dễ lây truyền qua đường tình dục nhất

4. Chẩn đoán viêm niệu đạo nam giới 

Sau khi nhận thấy những triệu chứng khác lạ ở cơ thể, nam giới cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được trực tiếp thăm khám và chẩn đoán, tránh việc đánh giá sai bệnh. 

  • Kiểm tra tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ thăm hỏi các triệu chứng khác thường bạn quan sát được, đồng thời cần xác định tiền sử bệnh của gia đình và tiến hành kiểm tra toàn thân. 
  • Tiến hành xét nghiệm: Các xét nghiệm thiết yếu như xét nghiệm máu, nước tiểu, dịch tiết niệu đạo sẽ được thực hiện. 
  • Nội soi: Ống nội soi sẽ được đưa vào niệu đạo và luồn qua bàng quang nhằm kiểm tra mức độ sưng viêm bên trong. 

5. Điều trị viêm niệu đạo ở nam giới 

Vốn là một bệnh nam khoa nguy hiểm nên các phác đồ điều trị viêm niệu đạo cần được thực hiện đúng thời điểm và đúng hướng. Tùy theo tình trạng bệnh, những phương pháp chữa trị sau đây sẽ được áp dụng:

  • Điều trị dùng thuốc: Các bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh như nitrofurantoin, fosfomycin hay aminoglycoside, kết hợp thuốc giảm đau tiết niệu phenazopyridine, thuốc hạ sốt paracetamol. 
  • Điều trị không dùng thuốc: Biện pháp điều trị không dùng thuốc – áp dụng vật lý trị liệu đòi hỏi người bệnh cần có sự tự giác và phối hợp thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ. Với phương pháp này, máy phát sóng ngắn được sử dụng, dùng nhiệt để tiêu diệt vi khuẩn và tái tạo tế bào mới. 

6. Nam giới mắc viêm niệu đạo có nguy hiểm không?

Niệu đạo có liên quan trực tiếp tới cơ quan sinh sản ở nam giới, trường hợp không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát, thậm chí gây ra những biến chứng xấu. 

  • Hẹp niệu đạo: Sau khi bị viêm nhiễm, niệu đạo hẹp đi, lưu lượng nước tiểu giảm xuống, tình trạng tắc nghẽn càng trở nên nặng nề hơn. 
  • Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn không chỉ gây viêm ở niệu đạo mà còn có thể đi sâu vào đường máu, gây nhiễm trùng huyết, nguy cơ tử vong rất cao. 
  • Suy thận: Chức năng của thận suy giảm khi vi khuẩn lây lan, gây viêm bể thận và áp xe quanh thận. 
  • Vô sinh: Tình trạng viêm niệu đạo kéo dài làm ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan sinh sản ở nam giới, túi tinh hoàn sưng đau, nguy hiểm hơn túi tiền liệt bị viêm nhiễm, dẫn tới vô sinh. 

Xem thêm: Những triệu chứng viêm tuyến tiền liệt mà nam giới nên 'dè chừng'

7. Phòng ngừa viêm niệu đạo ở nam giới

Để giảm nguy cơ niệu đạo bị viêm nhiễm, nam giới cần chủ động quan tâm sức khỏe và áp dụng những biện pháp phòng tránh hợp lý:

  • Không nhịn tiểu, nhằm giảm nguy cơ sưng viêm bàng quang rồi lan tới đường tiết niệu. 
  • Uống nhiều nước, tăng hoạt động bài tiết nước tiểu, loại bỏ vi khuẩn có trong niệu đạo.
  • Giữ sạch vùng kín sau khi đi vệ sinh và sinh hoạt tình dục, nhất là khu vực dưới bao quy đầu.
  • Quan hệ tình dục an toàn, hạn chế nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục. 
  • Lựa chọn trang phục có chất liệu thoáng mát, tránh mặc đồ quá chật, khiến mồ hôi tồn đọng. 

Hy vọng bài viết đã giúp "đấng mày râu" hiểu rõ hơn về bệnh lý viêm niệu đạo, nắm được những cách thức phòng ngừa để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. 

🔴 Theo dõi chương trình Bí mật nam giới để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn về các vấn đề nam khoa vào lúc 22h00 - 23h00 thứ 3 hàng tuần trên kênh FM 95.6 MHz và FM 90 MHz Hà Nội.

Radio VOH: radio.voh.com.vn/bi-mat-nam-gioi-797.html

Youtube: youtube.com/c/BiMatNamGioiVOH

Fanpage Facebook: fb.com/BiMatNamGioi.VOH

Group thảo luận kín: fb.com/groups/BiMatNamGioi

Form đặt câu hỏi ẩn danh cho bác sĩ: bit.ly/bmngvoh

Bình luận