Bao quy đầu là một lớp da mỏng bao phủ bên ngoài đầu dương vật. Nếu bạn chưa cắt bao quy đầu cộng với việc chăm sóc không đúng cách thì có dẫn đến một số vấn đề sức khỏe tại vùng da bao quy đầu. Ngoài ra, những nam giới đã cắt bao quy đầu nhưng không vệ sinh đúng cách thì vết cắt có thể sẽ hình thành mô sẹo và gây ra lở loét.
Dưới đây là là các bệnh về bao quy đầu mà nam giới có thể gặp phải cùng những cách xử trí cho từng trường hợp cụ thể, để giúp bạn có thể ngăn ngừa các vấn đề này trong tương lai.
1. Hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu có thể khiến bạn có cảm giác bị đau hoặc rát buốt mỗi khi tiểu tiện. Tình trạng này cũng dễ khiến bạn bị nhiễm trùng do bao quy đầu không thể lột ra được, đầu “cậu bé” luôn bị trùm kín mỗi khi bạn muốn vệ sinh, chăm sóc.
1.1 Nguyên nhân phổ biến
Hẹp bao quy đầu thường gặp ở các bé trai chưa cắt bao quy đầu. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp đều không đáng lo ngại bởi bao quy đầu của trẻ sẽ tuột ra khi trẻ được 3 tuổi và có thể tự động lột hoàn toàn khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên.
Những nguyên nhân khác khiến nam giới bị hẹp bao quy đầu là:
- Vết sẹo do kéo bao quy đầu của trẻ quá sớm
- Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm ở bao quy đầu, đầu dương vật.
- Viêm bao quy đầu do vệ sinh kém hoặc dương vật bị kích thích, tác động dẫn đến tổn thương.
1.2 Cách xử trí
Để xử trí tình trạng hẹp bao quy đầu, bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn áp dụng 3 phương pháp:
Sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi để điều trị nhiễm trùng
Bác sĩ lấy mô bao quy đầu bị nhiễm trùng đến phòng thí nghiệm để phân tích. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ dựa trên nguyên nhân để đưa ra hướng điều trị:
- Dùng thuốc kháng retrovirus để điều trị bao quy đầu bị nhiễm virus
- Dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn
- Dùng thuốc chống nấm hoặc thuốc mỡ bôi trị nấm nếu bạn bị nhiễm nấm
Thực hiện bài tập kéo nhẹ bao quy đầu
Một số trường hợp hẹp bao quy đầu là do di truyền. Vì thế, bạn có thể thực hiện động tác kéo nhẹ bao quy đầu mỗi ngày để nới lỏng các mô. Việc làm này sẽ giúp bao quy đầu hoạt động dễ dàng hơn theo thời gian.
Bạn có thể sử dụng thêm thuốc steroid để hỗ trợ cho quá trình kéo bao quy đầu được diễn ra dễ hơn.
Cắt bao quy đầu
Cắt bao quy đầu được chỉ định khi các phương pháp xử trí hẹp bao quy đầu khác không hiệu quả.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn thực hiện cắt bao quy đầu với những trường hợp bị nhiễm trùng thường xuyên hoặc bị viêm bao quy đầu.
Xem thêm: 8 vấn đề liên quan đến việc cắt bao quy đầu, nam giới và cha mẹ có con trai cần nắm rõ
2. Sưng bao quy đầu
Sưng mô bao quy đầu hoặc quy đầu dương vật có thể gây ra tình trạng nghẹt bao quy đầu (bán hẹp bao quy đầu). Đây là tình trạng, da quy đầu của bạn không quay trở về vị trí cũ sau khi đã lột ra, khiến quy đầu bị sưng và đau. Đôi khi còn làm cản trở tuần hoàn máu và phải nhờ sự can thiệp y tế khẩn cấp.
2.1 Nguyên nhân sưng bao quy đầu
Những nguyên nhân phổ biến khiến cho bao quy đầu bị nghẹt và sưng thường là do:
- Nhân viên không kéo bao quy đầu của bạn trở về vị trí cũ sau khi tuột ra để kiểm tra
- Bao quy đầu bị nhiễm trùng, tổn thương do lột mạnh, hoặc giữ bao quy đầu bị tuột quá lâu.
2.2 Cách xử trí
Tình trạng sưng bao quy đầu cần được điều trị khẩn cấp vì nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ có thể gây cản trở lưu thông máu, khiến máu không thể di chuyển đến các mô ở đầu dương vật, lâu dài có thể dẫn đến ngoại tử rất nguy hiểm.
Tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Sưng và căng bao quy đầu
- Màu sắc “cậu nhỏ” thay đổi
- Đau xung quanh đầu dương vật hoặc bao quy đầu
- Mất cảm giác ở bao quy đầu hoặc đầu “cậu nhỏ”
Lưu ý: Không nên tự ý dùng các chất bôi trơn và cố gắng kéo bao quy đầu trở lại bằng mọi cách, vì điều này có thể để lại biến chứng làm thay đổi chức năng dương vật.
3. Nhiễm trùng bao quy đầu
Nhiễm trùng bao quy đầu là một trong các bệnh về bao quy đầu, có thể gây ảnh hưởng ở phần quy đầu và dương vật của nam giới. Tình trạng dễ nhận thấy nhấ là viêm balan.
Viêm balan là tình trạng viêm các mô của đầu dương vật, gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu cho nam giới khi không được chăm sóc y tế.
Nhiễm trùng bao quy đầu có thể gây ra các triệu chứng sau:
- Xuất hiện những đốm trắng xung quanh bao quy đầu và quy đầu
- Đau khi tiểu
- Ngứa hoặc đau ở đầu dương vật
3.1 Nguyên nhân nhiễm trùng bao quy đầu
Các yếu tố được xem là nguyên nhan gây nhiễm trùng phổ biến nhất bao gồm:
- Nhiễm trùng nấm men
- Nhiễm nấm
- Bệnh lây qua đường tình dục
- Nhiễm papillomavirus ở người
Xem thêm: ‘Điểm mặt’ những căn bệnh dễ lây truyền qua đường tình dục nhất
3.2 Cách xử trí
Để xử trí tình trạng nhiễm trùng bao quy đầu, bạn cần xác định được nguyên nhân. Các phương pháp điều trị phổ biến thường là:
Bôi kem và thuốc mỡ khu vực bị ảnh hưởng
Tùy vào bệnh lý bạn mắc phải, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng thuốc kháng sinh hay thuốc chống nấm để làm giảm triệu chứng và ngăn chặn sự lây lan.
Ngoài ra, việc sử dụng các loại kem có chứa thành phần steroid cũng có thể giúp xử trí nhiễm trùng.
Đảm bảo vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Bạn cần vệ sinh “cậu nhỏ” nhẹ nhàng mỗi ngày bằng nước ấm để làm giảm kích ứng và hạn chế vi khuẩn tích tụ
Không sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa thành phần hóa chất mạnh. Có thể sử dụng các sản phẩm có tính dịu nhẹ và không mùi.
4. Viêm bao quy đầu
Viêm bao quy đầu (viêm quy đầu) là tình trạng sưng, đau nhức hoặc khó chịu ở đầu dương vật khiến nam giới gặp khó khăn khi đi tiểu hoặc khi giao hợp.
4.1 Nguyên nhân viêm bao quy đầu
Bao quy đầu bị viêm có thể do nhiều nguyên nhân như:
- Do nhiễm trùng
- Do một số tác nhân gây kích ứng (dương vật cọ xát nhiều với đồ lót, hóa chất ở xà phòng có trong quần áo khiến “cậu nhỏ” bị kích ứng)
- Do chấn thương (bị thương khi sử dụng dây kéo quần không cẩn thận)
- Nguyên nhân khác gây viêm bao quy đầu: Bao quy đầu bị hẹp, bệnh vảy nến, viêm khớp phản ứng, bệnh balan mãn tính....
Đây là những nguyên nhân khiến bao quy đầu bị sưng hoặc thay đổi màu sắc, đồng thời bạn sẽ thấy rất khó chịu hoặc không thể mặc quần lót.
4.2 Cách xử trí
Để điều trị viêm bao quy đầu bạn cần tìm được nguyên nhân. Nếu bạn chỉ có những triệu chứng viêm bao quy đầu nhẹ bạn có thể tự khác tại nhà bằng các cách sau đây:
Chườm lạnh
Dùng một chiếc khăn lạnh, sạch chườm vào vùng bị đau khoảng 20 phút mỗi ngày, sẽ giúp “câu nhỏ” giảm đau và sưng.
Che “cậu nhỏ” bằng một miếng băng
Nếu bao quy đầu bị viêm do bị thương hoặc cọ xát với chất liệu quần, bạn có thể bọc “cậu nhỏ” bằng một miếng vải mềm hoặc gạc sạch và băng y tế để bảo vệ mô da quy đầu không bị kích thích.
Sử dụng kem bôi OTC hoặc thuốc mỡ
Những loại kem bôi có chứa ít nhất 1% thành phần hydrocortisone sẽ giúp bạn giảm ngứa ở vùng quy đầu bị tổn thương.
Hạn chế tiếp xúc chất gây kích ứng
Không sử dụng các sản phẩm vệ sinh hoặc chất liệu quần áo gây ra viêm nhiễm hoặc các phản ứng khác. Bạn có thể chuyển sang sử dụng một sản phẩm khác lành tính hơn.
Thực hiện các phương pháp điều trị dị ứng
Một số loại thuốc kháng histamine nhẹ như diphenhydramine (Benadryl) hoặc cetirizine (Zyrtec), có thể giúp giảm các triệu chứng phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, chúng có thể khiến bạn buồn ngủ.
Giữ vệ sinh “cậu nhỏ” sạch sẻ
Việc giữ vệ sinh dương vật chưa lột bao quy đầu sạch sẽ luôn là yếu tố quan trọng nhất để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm vùng da quy đầu.
5. Bao quy đầu khô, nứt nẻ
Mặc dù không quá phổ biến nhưng tình trạng khô bao quy đầu cũng được xếp vào các vấn đề thường gặp ở bao quy đầu. Thông thường, kèm theo tình trạng khô nứt nẻ bao quy đầu, bạn còn có thể nhận thấy các dấu hiệu khác như:
- Da vùng quy đầu bị kích ứng sưng trắng hoặc tấy đỏ
- Bao quy đầu tiết dịch trắng
- Có thắt bao quy đầu
5.1 Nguyên nhân khô, nứt nẻ bao quy đầu
Xung quanh bao quy đầu thường bị khô hoặc nứt nẻ có thể do các nguyên nhân như:
- Nhiễm nấm men Candida albicans
- Bị lây bệnh mụn rộp sinh dục khi quan hệ không an toàn với người bị nhiễm bệnh
- Không vệ sinh “cậu nhỏ” và bao quy đầu thường xuyên và kỹ lưỡng
5.2 Cách xử trí
Để đảm bảo vùng bao quy đầu không bị khô nứt nẻ bạn cần vệ sinh sạch sẽ dương vật mỗi ngày bằng nước ấm, nhằm đảm bảo loại bỏ chất bẩn nằm bên trong bao quy đầu.
Nên tránh các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm nhân tạo hoặc hóa chất dễ gây dị ứng hoặc làm khô da quy đầu.
Đặc biệt, nam giới nên thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có được phác đồ điều trị đúng và hiệu quả.
6. Mẹo chăm sóc giúp tránh các bệnh bao quy đầu thường gặp
Để phòng tránh các bệnh lý về bao quy đầu có thể gặp phải trong tương lai, bạn cần lưu ý một số lời khuyên sau đây:
- Làm sạch bao quy đầu thường xuyên
- Tránh các sản phẩm vệ sinh vùng kín có mùi thơm hoặc chứa nhiều hóa chất
- Mặc quần lót đúng kích cỡ và thay quần lót thường xuyên
- Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
Nhìn chung, bao quy đầu là một bộ phận khá quan trọng với sức khỏe nam giới. Đây cũng là bộ phận nhạy cảm cần được quan tâm và chăm sóc kỹ càng để giúp bảo vệ dương vật và phòng tránh các bệnh lý tại vùng quy đầu nói riêng cũng như dương vật nói chung.
🔴 Theo dõi chương trình Bí mật nam giới để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn về các vấn đề nam khoa vào lúc 22h00 - 23h00 thứ 3 hàng tuần trên kênh FM 95.6 MHz và FM 90 MHz Hà Nội.
Radio VOH: radio.voh.com.vn/bi-mat-nam-gioi-797.html
Youtube: youtube.com/c/BiMatNamGioiVOH
Fanpage Facebook: fb.com/BiMatNamGioi.VOH
Group thảo luận kín: fb.com/groups/BiMatNamGioi
Form đặt câu hỏi ẩn danh cho bác sĩ: bit.ly/bmngvoh