Chờ...

Cây sưa đỏ và những điều bạn cần biết

Cây sưa đỏ là một loài cây quý được trồng nhiều ở Việt Nam. Gỗ sưa đỏ mang lại giá trị kinh tế cao và được rất nhiều người ưa chuộng.

Cây sưa hay còn gọi Trắc Thối, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu. Ở Việt Nam, có hai loại sưa là cây sưa đỏ và cây sưa trắng.

Cây sưa đỏ cho giá trị kinh tế cao hơn cây sưa trắng.

Sưa có tán thưa, hoa trắng và thơm, có thể được trồng làm cây cảnh quan đường phố.

voh.com.vn-cay-sua-do

Sưa đỏ được trồng trên các tuyến phố (Nguồn: Internet)

Gỗ sưa cho mùi thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi thối khó chịu nên được gọi là Trắc Thối. Người ta chỉ dùng phần gỗ lõi của cây sưa vì nó cho giá trị kinh tế cao hơn gỗ giác. Gỗ sưa thớ mịn, vân gỗ đẹp. Thời phong kiến vua chúa dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất trong cung đình vì nó vừa là hương liệu lại vừa là dược liệu. Ngày nay, gỗ sưa vẫn được nhiều người tin dùng bởi độ thẩm mĩ và tính chắc chắn của nó.

Những điều thú vị về cây sưa đỏ:

  • Từ những năm 90 của thế kỉ XX, giá trị thương phẩm của gỗ sưa tăng đột biến do nhiều người Trung Quốc đổ xô săn lùng gỗ sưa để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị hoàng đế Trung Quốc trước đây. Người ta cho là quan tài đóng bằng gỗ trắc thối có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân hủy. Cũng bởi gỗ sưa có độ bền cực kì cao, lại không bị bay hương trong nhiều năm nên Trung Quốc xưa coi đây là cây gỗ biểu tượng của giới vương giả giàu có.

voh.com.vn-cay-sua-do-1

Gỗ sưa dẻo dai, chắc chắn, bền đẹp (Nguồn: Internet)

Cách trồng cây sưa đỏ:

Kỹ thuật vườn ươm

voh.com.vn-cay-sua-do-2

Cây sưa non (Nguồn:Internet)

Ngâm hạt vào nước ấm theo tỉ lệ 2 nước sôi 3 nước lạnh trong vòng 12 giờ sau đó vớt ra rổ cà nhẹ nhiều lần rồi đem ủ trong bọc vải ở nhiệt độ 35 độ. Sau khi ủ 48 giờ, hạt đã nứt cần đem ra ươm riêng. Hạt nào nứt cho vào bầu, hạt chưa nứt cần được ủ tiếp. Sau 12 giờ, những hạt không nứt là những hạt không có khả năng nảy mầm phải được loại bỏ.

  • Đảm bảo độ ẩm và ánh sáng cho cây non, bầu ươm đảm bảo đất tơi xốp và thoát nước. Không nên tưới nhiều nhưng phải tưới đều đặn hàng ngày.
  • Khi được 45 ngày cây con được 2-3 lá thì tăng cường ánh sáng kết hợp phân và dưỡng chất đa vi lượng.
  • Khi cây đạt 15-20 cm thì bắt đầu cho cây ra ánh nắng để cây quen dần với môi trường tự nhiên.
  • Cây đạt chiều cao từ 25 – 50 – 100 – 150 cm thì đem trồng ra môi trường tự nhiên ngoài vườn ươm.

Trồng tập trung: Mật độ trồng 1.100 cây/ha (cây cách cây 3m, hàng cách hàng 3m).

Chuẩn bị đất trồng: Cần cuốc hố trước khi trồng 15 ngày, kích thước hố 40cm x 40cm x 40cm; lượng phân bón 0,2kg NPK(5:10:3)/hố hoặc 0,5kg phân vi sinh/hố; trộn đều phân với lớp đất mặt cho xuống đáy hố. Đảm bảo trong suốt quá trình chăm sóc cây non, đất phải tơi xốp, đủ ẩm và dinh dưỡng.

Thời vụ trồng: Trồng vào 2 vụ chính: Vụ xuân: Từ tháng 2 đến tháng 4. Vụ thu: Từ tháng 7 đến tháng 9. Ở miền Bắc nước ta thường sẽ trồng vào vụ xuân, các tỉnh miền trong trồng vào vụ thu. Lưu ý: Nếu cây được trồng phân tán với số lượng ít, có điều kiện chăm sóc bón phân, tưới ẩm, các bạn có thể trồng quanh năm.

Những lưu ý và cách chăm sóc khi trồng cây sưa đỏ

  • Tiêu chuẩn cây giống: Cây giống được ươm trong vườn từ 6 - 8 tháng, có chiều cao từ 40 - 50cm, thân cây thẳng, cành lá cân đối, không có dấu hiệu của sâu bệnh. Cây nên được trồng vào những ngày có mưa nhỏ hoặc râm mát. Người trồng dùng dao hoặc kéo xé túi bầu ni lông, đặt bầu cây xuống hố, điều chỉnh cây đứng thẳng và tiếp tục lấp đất cho đầy hố, có thể dùng tay hoặc chân giẫm chặt xung quanh gốc cây, tránh làm vỡ bầu.
  • Chăm sóc, bón phân cân đối và thường xuyên sẽ rút ngắn thời gian cho thu hoạch
  • Những năm sau làm cỏ 1-2 lần/năm. Bón mỗi cây tăng 0,1-0,2kg NPK/mỗi tuổi.
  • Cây sưa đỏ muốn rút ngắn chu kỳ kinh doanh để cây đạt được gỗ thương phẩm thì phải thường xuyên chăm sóc.
  • Trong thời gian 3 năm đầu làm cỏ quanh gốc đảm bảo khu vực trồng cây không bị cỏ dại chen lấn, tạo nguồn dinh dưỡng cũng như quang hợp tốt nhất cho cây.
  • Nên tỉa cành vào cuối mùa khô hàng năm để tạo cho thân cây thẳng. Sau trồng 2 – 3 năm tỉa bỏ cành võng. Sau trồng 5 – 6 năm tỉa bỏ cành giao nhau.
  • Từ khi cây phát triển bình thường có thể bón phân hoặc không vì sức phát triển của sưa đỏ khá mạnh mẽ đồng thời cho thu hoạch sớm hơn các cây cùng loại.

Lưu ý: Sâu hại: Ít thấy loại sâu nào ăn lá sưa, chỉ trừ một số loài ăn tạp. Để phòng sâu bệnh, bạn có thể dùng vôi trắng quét lên gốc cây sưa trưởng thành (trên 1 năm tuổi), không quét lên thân cây non.

Chăm sóc cây sưa đỏ:

voh.com.vn-cay-sua-do-3

Vườn sưa (Nguồn: Internet)

  • Đảm bảo đủ nước và độ ẩm cần thiết cho đất, không cần tưới nhiều nhưng phải tưới đều và đủ
  • Đảm bảo dinh dưỡng cho đất, bón phân NPK, phân vi sinh đầy đủ để giúp cây phát triển tốt

Trên đây là cách trồng và chăm sóc cây sưa đỏ, một loài cây có nhiều giá trị kinh tế, mỹ quan và y học. Trồng cây sưa không chỉ đem lại màu xanh cho môi trường mà còn có thể làm giàu nhờ những nguồn lợi do loài cây này đem lại. Chúc các bạn thành công!

Cây Lan Ý và tác dụng thanh lọc độc tố : Không chỉ mang ý nghĩa về phong thủy, cây Lan Ý còn được các gia chủ rất yêu thích vì khả năng thanh lọc độc tố, bụi bẩn trong không khí rất tốt.
Top 20 cây cảnh để bàn được yêu thích nhất : Trồng cây cảnh đang là xu hướng phổ biến vài năm trở lại đây. Cùng tìm hiểu để chọn cho mình chậu cây cảnh để bàn ưng ý nhất.