Sự tích hoa phù dung
Theo truyền thuyết kể lại rằng, xưa kia có một nàng tiên tên là "Phù dung tiên nữ", mặc dù nàng hiền lành tốt bụng nhưng lại sở hữu nét mặt u buồn tăm tối. Một hôm, phù dung được vương mẫu cho phép xuống trần gian dạo chơi, nhưng vì mải chơi nên nàng đã đánh mất đi miếng bùa giúp mình quay trở về với thiên đình.
Nàng bị lạc vào trong rừng sâu rậm và gặp chàng trai phàm phu tên là Đồng Tâm – chàng trai nghèo đang có mẹ bị bệnh nặng, hằng ngày phải săn bắt và đốn củi để sống. Nhờ có sự lanh trí và thương người của nàng đã cứu sống mẹ Đồng Tâm, mỗi ngày nàng phải đi hứng những giọt sương, đào những gốc rễ của cây để làm thuốc. Thời gian sau mẹ của Đồng Tâm khỏe mạnh, còn Phù Dung lại yếu ớt.
Đồng Tâm chăm sóc Phù Dung mỗi ngày và phát sinh tình cảm. Không lâu sau đó, Vương Mẫu phát hiện nàng có mối tơ tình với người phàm nên bắt nàng về thiên đình. Nhưng vì tình yêu, Phù Dung nguyện làm kiếp người phàm, đi đầu thai làm đàn ông để có cơ hội được ở cùng Đồng Tâm.
Sau 20 năm đầu thai, Phù Dung tìm thấy Đồng Tâm và hai người họ hạnh phúc bên nhau. Nhưng lúc này, Đồng Tâm đã có 1 vợ và 2 đứa con nên chuyện tình của họ xảy ra trong lén lút. Cái kim trong bọc cuối cùng cũng lòi ra, vợ Đồng Tâm phát hiện được và ép buộc chàng phải chọn 1 trong 2. Mặc dù yêu Phù Dung nhưng chàng không thể bỏ mặc con thơ nên Đồng Tâm đã quyết định phụ bạc Phù Dung.
Ngay giây phút đó, Nàng đã đau khổ và trái tim vụn vỡ, tan nát từng mạch máu. Nàng đã chết vì đau buồn, uất ức, linh hồn của nàng biến thành hoa dại có tên Phù Dung. Đồng Tâm biết được nên mỗi đêm thường than khóc với hoa Phù Dung. Vì Vương mẫu muốn nàng được siêu thoát, nên chỉ cho nở vào ban ngày, ban đêm phải tự mình rụng cánh để tránh nỗi đau khi gặp Đồng Tâm.
Đặc điểm của hoa Phù Dung
Điểm đặc biệt của loài hoa này không chỉ sáng nở, tối tàn mà còn là sự thay đổi của màu sắc trong ngày. Buổi sáng chúng nở sẽ có màu trắng, buổi trưa màu hồng và buổi chiều màu đỏ.
Lý do mà chúng có sự biến hóa bất thường là vì trong cánh hoa phù dung có chất anthoxyan, chúng sẽ bị oxi hóa dần khi tiếp xúc với không khí bên ngoài.
Hoa Phù Dung được trồng nhiều ở khu vực Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin, Nhật Bản, Hoa Kỳ.
Công dụng và ý nghĩa của hoa phù dung
Về công dụng, ở Việt Nam người ta thường trồng hoa Phù Dung để làm cây cảnh mát trong nhà, ngoài vườn. Ngoài ra, lá và hoa của chúng còn được giã để đắp lên mụn nhọt đang mưng mủ. Mục đích là để hút mủ và làm giảm đau nhức. Còn vỏ cây hoa phù dung có thể dùng để làm dây hoặc giấy.
Về ý nghĩa của hoa phù dung, bông hoa phù dung mặc dù có vẻ đẹp kiêu sa lộng lẫy từ bên ngoài nhưng bên trong lại chứa đựng những u sầu, giống như những cô thiếu nữ nhiều tâm trạng. Do vậy, các cô gái tiểu thư ngày xưa thường không được tiếp xúc với bên ngoài, không được tự do nên tự cho mình là đóa hoa phù dung, đẹp nhưng đượm buồn.
Ngoài ra, hoa Phù Dung còn mang ý nghĩa về câu chuyện buồn trong tình yêu. Bởi chúng thường chuyển màu từ sáng đến tối, và sáng ngày hôm sau, nó chỉ còn là một nhành cội xơ xác. Nó cũng giống tình yêu buồn, thường đẹp khi mới nở, sau đó thay đổi theo từng giai đoạn và cuối cùng là ly biệt.
Bạn không thể chọn Phù Dung để làm hoa khai trương, nhưng nếu là hoa sinh nhật, hoặc một chậu hoa tặng cho bạn bè, người yêu vẫn được. Vì vẻ ngoài, hoa Phù Dung rất đẹp và quyến rũ.
Hy vọng những nội dung nêu trên về hoa Phù Dung sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Chúc các bạn có những niềm vui khi trồng hoa.
Bài viết được cung cấp bởi Thế Giới Hoa