Trong số đó vốn trong nước đạt 60,25% (cùng kỳ năm 2021 đạt 69,19%), vốn nước ngoài đạt 27,99% (cùng kỳ năm 2021 đạt 21,51%).
Theo Bộ Tài chính, hiện có 16 bộ và 29 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 60% như Thanh tra Chính phủ, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đạt 100%, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đạt 99,47%.
27 bộ và 18 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 50% là TPHCM đạt 25%, Hà Giang đạt 31,4%, Cao Bằng đạt 32,6%...
Để đẩy mạnh tiến độ giải ngân, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo tại các nghị quyết và chỉ thị của Chính phủ.
Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023.
Chiều 27/11, Thủ tướng làm việc với TPHCM về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Theo Thủ tướng, có nhiều việc phải xử lý, giải quyết để hỗ trợ, tạo điều kiện cho TPHCM phát triển nhưng cần chọn một số việc xử lý trước. Đó là giải ngân vốn đầu tư công, một trong những điểm yếu của hệ thống trong nhiều năm và năm nay, việc giải ngân càng cần thiết, có ý nghĩa quan trọng. Chính phủ sẽ tiếp tục đồng hành với TPHCM để tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công, cùng Thành phố đưa nguồn lực này vào phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố cũng như cả nước. Về kết quả giải ngân vốn đầu tư công tại TPHCM, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết đến hết ngày 25/11/2022, tổng số vốn đã giải ngân đạt 12.665,955/37.463,673 tỷ đồng, đạt tỉ lệ 34%, thấp nhất cả nước. Các đơn vị chủ đầu tư đăng ký giải ngân vốn đến hết niên độ Kế hoạch đầu tư công năm 2022 đạt tỉ lệ 76,7% tổng số vốn giao. |