Cụ thể, Quảng Bình 02 người, Quảng Trị 16 (tăng 3 người), Thừa Thiên Huế 22 người, Quảng Nam 11 người (tăng 02 người), Đà Nẵng 03 người, Quảng Ngãi 01 người, Gia Lai 01 người, Đắk Lắk 01 người, Lâm Đồng 01 người, Kon Tum 02 người. Bên cạnh đó, ghi nhận 04 người mất tích (giảm 01 người so với báo cáo ngày 15/10 do đã tìm thấy thi thể ở tỉnh Quảng Trị), gồm: Quảng Trị 02, Đà Nẵng 01, Gia Lai 01.
>>>>> Chi tiết báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, mưa lũ khu vực miền Trung: Bao-cao.docx
Đợt mưa lũ cũng khiến 355 nhà bị sập đổ, hư hỏng; 12 tuyến Quốc lộ, 16.076m đường giao thông địa phương bị sạt lở, hư hỏng tại các tỉnh Hòa Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi).
Về nông nghiệp, 924 ha lúa, 430 ha mạ, 232.866ha hoa màu bị ngập, vùi lấp, 1.000 chậu cây cảnh các loại, 470 ha cây lâm nghiệp, 253 ha cây ăn quả, 450 tấn cây giống và 46.562 tấn hạt giống bị hư hỏng; 3.889ha thủy sản bị thiệt hại; 461.627 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.
Khẩn trương triển khai thực hiện Điện của thường trực Ban Bí thư đảm bảo thiết thực, hiệu quả; tiếp tục thực hiện các Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT, trong đó, tiếp tục khẩn trương tìm kiếm người còn mất tích; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, nhất là những hộ có người chết, mất tích, cứu chữa người bị thương; cứu trợ khẩn cấp lương thực, thực phẩm cho các hộ có nguy cơ đói, rét; vệ sinh môi trường, nhà ở, nước sạch cho người dân bị thiệt hại; khẩn trương khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, phục hồi sản xuất.
Hỗ trợ khẩn cấp cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai tại các tỉnh miền Trung theo đề nghị của Ban Chỉ đạo TW PCTT tại văn bản số 145/TWPCTT ngày 14/10/2020. Tiếp tục rà soát đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, tổ chức rút kinh nghiệm công tác ứng phó, cứu hộ cứu nạn trong đợt mưa lũ.
Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, giám sát việc vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đảm bảo an toàn công trình và hạ du, đặc biệt là đối với các hồ chứa lưu vực sông Hồng, sông Hương và sông Vu Gia - Thu Bồn.
Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ kéo dài; hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, cả người dân ở vùng lũ đã rút, tránh tâm lý chủ quan. Tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn tàu thuyền tại các khu neo đậu, đặc biệt lưu ý tàu vận tải, neo đậu nơi cửa sông khi có lũ. Kiểm tra khu vực dân cư có nguy cơ sạt lở, lũ quét kể cả các khu đô thị để chủ động di dời đến nơi an toàn. Kiểm tra chuẩn bị các phương án, biện pháp ứng phó với mưa, lũ lớn tại các khu vực Trung Bộ, đặc biệt là các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đợt mưa lũ vừa qua.