Chờ...

Bảo vệ người lao động khi người sử dụng lao động không còn khả năng đóng BHXH

VOH - Tại buổi thảo luận về 1 số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), các đại biểu nêu vấn đề bảo vệ NLĐ khi người sử dụng lao động không còn khả năng đóng BHXH.

 Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế thống nhất cao về bổ sung cơ chế đặc thù bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động ở Điều 41.

Tuy nhiên, ở khoản 5 đề nghị đánh giá cụ thể nguồn lực, đánh giá tác động để đảm bảo khả thi khi thực hiện quy định là ngân sách nhà nước hỗ trợ cho người lao động quy định tại khoản này đóng cho thời gian bị chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội.

dai bieu 285

Đối với trường hợp là người cư trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng đã đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội và không tự đóng theo quy định tại điểm b, khoản 3 của điều này cần quy định chặt chẽ, tránh lách luật và lạm dụng ngân sách nhà nước.

Về tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội trên môi trường giao dịch điện tử, đại biểu Nguyễn Thị Sửu thống nhất bổ sung quy định về nội dung thực hiện giao dịch điện tử trong tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội tại dự thảo Luật.

Tuy nhiên, tại Khoản 3, Điều 25 quy định thời gian cơ quan bảo hiểm xã hội bảo đảm điều kiện để thực hiện giao dịch điện tử thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội từ ngày 01/1/2027 là quá chậm, trong khi chúng ta đang đẩy mạnh những chuyển đổi số ở trên tất cả các lĩnh vực. Vì vậy, đại biểu đề nghị quy định đồng thời thời gian hiệu lực của Luật này là từ ngày 01/7/2025. 

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc - Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nêu việc cần bổ sung quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn đối với việc giải quyết tình trạng chậm đóng, nợ và trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc cho rằng cần xem xét bổ sung các quy định liên quan đến nội dung xử lý hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, trong đó quy định rõ hơn về trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội và sửa đổi, bổ sung dự thảo về quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn nhằm góp phần tổ chức, thực hiện hiệu quả trong tổng thể các Luật có liên quan.

Đối với chính sách mới về cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, tại điểm b khoản 3 Điều 41 quy định “…người lao động được lựa chọn nộp số tiền chậm đóng, trốn đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất không bao gồm số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số ngày, số tiền chậm đóng...”. Đại biểu Huỳnh Thị Phúc đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc kỹ lưỡng hơn bởi người lao động được lựa chọn số tiền chậm đóng, trốn đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, trường hợp này người lao động có thể được xem là phải gánh trách nhiệm và thực hiện quy định này trong điều kiện khó khả thi.

Vì vậy thay vì giao cho người lao động thì việc này nên giao cho cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ hiệu quả hơn và giúp người lao động có khả năng thực hiện quyền của mình cũng như thụ hưởng các điều kiện đảm bảo về quyền lợi cho người lao động