Các đơn vị liên quan đang rốt ráo hoàn thành các công việc còn lại, các thủ tục liên quan để đủ điều kiện tổ chức khánh thành và đưa dự án vào khai thác ngày 29/4/2023.
Do quá trình triển khai dự án gặp một số khó khăn như: Dịch bệnh Covid-19, thiếu hụt vật liệu đắp, điều kiện thời tiết bất lợi và vướng mắc mặt bằng nhưng Ban Quản lý dự án, các nhà thầu đã hết sức nỗ lực, quyết liệt tổ chức triển khai thi công không kể ngày đêm để hoàn thành công trình.
Tuy vậy, còn một số hạng mục như đường gom, đường ngang, một số nút giao vẫn chưa hoàn thiện triệt để.
Ưu tiên bố trí lực lượng tập trung tại các nút giao, đường ngang, các lối ra vào của tuyến.
Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận chỉ đạo Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải và các đơn vị chức năng bố trí đủ lực lượng phối hợp với các đơn vị của Bộ Giao thông vận tải tham gia điều tiết, hướng dẫn người tham gia giao thông tiếp cận làm quen với tuyến đường cao tốc mới đi vào khai thác.
Ưu tiên bố trí lực lượng tập trung tại các nút giao, đường ngang, các lối ra vào của tuyến; xử lý nghiêm theo thẩm quyền nếu các cá nhân cố tình vi phạm gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông trên đường cao tốc.
Giai đoạn phân kỳ, dự án được đầu tư quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 25m, vận tốc thiết kế 120km/h. Tổng mức đầu tư hơn 12.577 tỷ đồng.
Giai đoạn hoàn chỉnh: 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25m, vận tốc thiết kế 120km/h. Sau khi được đưa vào khai thác, dự án cao tốc đoạn Phan Thiết - Dầu Giây giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ TPHCM đến Phan Thiết từ 5 tiếng còn khoảng 2 - 2,5 tiếng.