Các thủ đoạn cướp tài sản
Phương thức, thủ đoạn các đối tượng cướp tài sản thường sử dụng gồm:
Đột nhập qua cửa không khóa vào nhà
Các đối tượng phạm tội thường lợi dụng cửa sổ không có khung sắt hoặc cửa nhà mở sẵn, rồi bất ngờ đột nhập công khai, dùng vũ lực, đe dọa để khống chế, chiếm đoạt tài sản.
Đột nhập bằng cách phá khóa cửa
Các đối tượng phạm tội đột nhập vào nhà bằng cách phá khóa, phá cửa, trèo tường sau đó khống chế chủ nhà, người có trách nhiệm quản lý tài sản để chiếm đoạt tài sản.
Đột nhập bằng cách giả danh
Các đối tượng phạm tội chủ động tạo ra những lý do hợp lý để đột nhập vào nhà như: giả danh, hóa trang thành nhân viên kiểm tra điện, nước, truyền hình cáp… để chủ nhà, người có trách nhiệm quản lý tài sản mất cảnh giác cho các đối tượng vào nhà. Sau đó bất ngờ dùng vũ lực, đe dọa để khống chế, chiếm đoạt tài sản.
Người quen lưu trú qua đêm
Do quen biết với chủ nhà, đối tượng phạm tội xin lưu trú lại, đến thời điểm thuận lợi thì dùng vũ lực khống chế, chiếm đoạt tài sản.
Phục ở đoạn đường vắng
Vào ban đêm, các đối tượng phục sẵn tại các đoạn đường vắng, ít người qua lại… Khi phát hiện người dân đi qua thì chặn hoặc đuổi theo khống chế, sau đó chiếm đoạt tài sản.
Nên hạn chế di chuyển trên những đoạn đường vắng để tránh bị cướp, giật (Ảnh minh họa: Luật sư)
Kẻ xấu cũng có thể phục sẵn ở khu vực gần những nơi thường xuyên có hoạt động giao, nhận tài sản lớn (như: ngân hàng, cửa hàng vàng bạc, đá quý…) để quan sát, khi phát hiện người dân mang theo nhiều tài sản đi ra từ những nơi này thì bám theo, đến địa điểm thuận lợi và thực hiện hành vi cướp tài sản.
Dàn cảnh trên đường để cướp
Thời gian gần đây các đối tượng xấu tự tạo ra những tình huống khiến người tham gia giao thông mất cảnh giác, buộc phải dừng phương tiện như: Cho trẻ em ngồi, đóng giả người tai nạn nằm trên đường hoặc đặt các chướng ngại vật giữa đường vào buổi tối; hoặc dàn cảnh các vụ tai nạn, va chạm giao thông, đánh ghen, đánh nhau…
>>> Cách ứng biến nhanh khi bị dàn cảnh trên đường
Khi người điều khiển giao thông nhìn thấy, dừng phương tiện và tiến lại gần, các đối tượng phục sẵn quanh khu vực này sẽ ngay lập tức xông ra khống chế hoặc dùng các thủ đoạn khiến người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được (như đánh thuốc mê) và chiếm đoạt tài sản.
Giả khách thuê xe ôm, taxi
Đối tượng xấu cũng có thể đóng giả là khách thuê xe ôm, thuê xe taxi… để dẫn nạn nhân đến địa điểm vắng vẻ, ít người qua lại hoặc có đồng bọn đợi sẵn, sau đó thực hiện hành vi cướp tài sản.
>>> Thoát hiểm khi tài xế xe ôm bị khống chế cướp xe
>>> Cách xử lý khi tài xế bị siết cổ bằng dây?
>>> Làm gì khi tài xế bị cướp khống chế bằng dao
Phòng ngừa như thế nào?
Để tránh rơi vào tình huống xấu như trên, người dân cần nâng cao cảnh giác, chủ động thực hiện các biện pháp tự phòng ngừa, tự bảo vệ cho bản thân và cho người thân trong gia đình.
Chẳng hạn như:
- Khóa cửa (cửa sổ, cửa ra vào), đóng cửa kỹ càng khi ở trong nhà hoặc khi không có nhà.
- Cảnh giác với các đối tượng giả danh, hóa trang thành nhân viên kiểm tra điện, nước, truyền hình cáp… Tuyệt đối không để họ vào nhà khi nhà vắng người, đặc biệt là khi nhà chỉ có người già và trẻ em.
- Không đi về khuya, trên các đoạn đường vắng.
- Khi gặp các trường hợp người nằm ở đường, trẻ ngồi ở đường… vào ban đêm, tuyệt đối không dừng xe lại, mà chạy tới cơ quan công an hoặc nơi đông dân cư nhờ hỗ trợ.
- Đối với những người tài xế xe ôm, taxi, cần thận trọng khi chở khách vào ban đêm; không chở khách qua các đoạn đường mình không biết và dám từ chối chở nếu nghi ngờ hành khách có hành vi bất minh.
Tin tức pháp luật hôm nay 31/10/2019: Truy bắt kẻ nghi hiếp dâm bé gái 8 tuổi bán vé số - Công an huyện Phú Quốc đang khẩn trương điều tra và truy tìm đối tượng xâm hại, cướp tài sản bé gái 8 tuổi bán vé số.
Nghẹt thở dùng quả nổ giải cứu con tin trong tòa nhà cao nhất Sài Gòn - Sau khi thuyết phục không thành, tổ đặc nhiệm Công an TP.HCM đã sử dụng quả nổ nghiệp vụ để giải cứu con tin bị thương do một đối tượng dùng dao khống chế trong căn hộ tầng 43 của tòa nhà ...