Chờ...

Cần tăng nguồn vốn ưu đãi để phát triển nhà ở xã hội

VOH - Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa được thông qua đã tháo gỡ rất nhiều vướng mắc đối với phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn TP

Tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp và chính quyền TPHCM do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC) phối hợp Sở Xây dựng Thành phố tổ chức vừa qua, hầu hết các doanh nghiệp đều nhận định rằng, Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa được thông qua đã tháo gỡ rất nhiều vướng mắc đối với phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, để hấp dẫn hơn nữa nhà đầu tư tham gia các dự án nhà ở xã hội, cần tăng cường hơn nữa nguồn vốn ưu đãi từ đa chiều.

quang-canh-buoi-doi-thoai_20241129113936jpg_voh
Quang cảnh buổi hội nghị

Theo các chuyên gia, có bốn đối tượng liên quan đến chính sách phát triển nhà ở xã hội đó là: Chính phủ, người được thụ hưởng, ngân hàng và doanh nghiệp. Điều 50 Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định Nguồn vốn ưu đãi để thực hiện chính sách NOXH gồm:

1. Nguồn vốn cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).
Ngân sách nhà nước cấp 100% nguồn vốn, cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm cho NHCSXH để cho vay đối với chủ đầu tư dự án NOXH, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, các chương trình mục tiêu về nhà ở.

doanh-nghiep-trao-doi-tai-hoi-nghi_20241129113922jpg_voh
Doanh nghiệp trao đổi hội nghị

Ngân sách nhà nước cấp 50% nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công  trung hạn và hàng năm, NHCSXH đáp ứng 50% nguồn vốn huy động; Ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý để cho vay để mua, thuê mua NOXH, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng, sửa chữa nhà ở.

doanh-nghiep-neu-van-de-con-vuong-mac_20241129113852jpg_voh
Doanh nghiệp nên vấn đề còn vướng mắc

Nguồn vốn ủy thác từ Quỹ phát triển nhà ở địa phương (nếu có), ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm, vốn từ phát hành trái phiếu, công trái nhà ở và các nguồn hợp pháp khác do HĐND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định để thực hiện mục tiêu, kế hoạch NOXH tại địa phương.

2. Nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Nguồn vốn ưu đãi từ ngân sách nhà nước: sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh trong từng thời kỳ do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm làm cơ sở để ngân sách nhà nước cấp nguồn vốn cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để cấp bù lãi suất cho đối tượng là chủ đầu tư xây dựng NOXH, nhà lưu trú công nhân, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân và cá nhân vay vốn để xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở để cho thuê. Mức lãi suất cấp bù do Thủ tướng chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ tài chính cho từng thời kỳ.

Nguồn vốn cho vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng: sẽ do các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định cho vay theo quy định tại các Chương trình tín dụng do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ; Chính phủ sử dụng nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài để cho vay lại đối với tổ chức tín dụng được chỉ định để cho vay nhà ở xã hội; Từ trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương.

Về nguồn vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội, Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bố trí nguồn vốn chi ngân sách nhà nước trung hạn, để thực hiện chính sách nhà ở xã hội, để bố trí “tái cấp vốn” cho Ngân hàng Chính sách xã hội, hoặc “cấp bù lãi suất” cho bốn ngân hàng thương mại (Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDV), được Ngân hàng Nhà nước chỉ định thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng nhà ở xã hội. Bởi trong giai đoạn 2015-2020, do chưa bố trí được nguồn vốn chi ngân sách nhà nước trung hạn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội, nên các chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua nhà ở xã hội gần như không được hưởng chính sách ưu đãi tín dụng nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở 2014.

Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước cuối tháng 9 vừa qua, ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, mặc dù các ngân hàng đã rất tích cực nhưng mức giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng còn thấp. Liên quan đến kiến nghị của các ngân hàng về giải ngân gói 120.000 tỷ đồng đối với dự án nhà ở xã hội, Thứ trưởng thông tin, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đã tích cực bắt tay thực hiện. Tuy nhiên, mức giải ngân còn thấp. Bộ Xây dựng cùng với Ngân hàng Nhà nước đang rà soát, đánh giá lại một số nội dung.

Bình luận