Các đối tượng này thường đưa ra các mức giá ưu đãi, chẳng hạn 1 triệu đồng đổi được 10 triệu đồng tiền giả, hoặc 1 triệu đồng có thể đổi được 14 triệu đồng mà không cần đặt cọc trước.
Các đối tượng còn khẳng định khách hàng sẽ nhận hàng qua bưu điện và có thể kiểm tra tiền trước khi thanh toán.
Các kẻ lừa đảo thường tạo lập các tài khoản giả mạo, hoặc lợi dụng tài khoản của học sinh, sinh viên, người trẻ tuổi để gây dựng lòng tin, khiến nạn nhân dễ dàng sập bẫy.
Để tránh bị lừa đảo, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân nên hết sức cảnh giác với những giao dịch không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội, đặc biệt là những lời chào mời mua bán tiền giả hoặc các sản phẩm không rõ xuất xứ.
Người dân cần lựa chọn các cơ sở uy tín, có giấy phép và pháp lý rõ ràng để thực hiện các giao dịch tài chính, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.
Trước khi tham gia bất kỳ giao dịch nào, người dân cũng nên kiểm tra kỹ danh tính đối tác và nguồn gốc sản phẩm. Việc sử dụng các kênh giao dịch chính thức, có hợp đồng và giấy tờ hợp pháp là cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của mình.
Không cung cấp thông tin cá nhân hay chuyển tiền cho những đối tượng không rõ danh tính.
Cục An toàn thông tin cũng khuyến cáo về sự gia tăng của các chiêu thức lừa đảo khác, như mạo danh nhân viên ngân hàng để chiếm đoạt thông tin tài khoản hay lừa đảo qua các quảng cáo tour du lịch giá rẻ trong dịp Tết.
Người dân cần cẩn trọng và xác minh thông tin trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào.