Trước các thông tin trái chiều liên quan đến xá lợi tóc của Đức Phật, chùa Ba Vàng đã có báo cáo với Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các cơ quan liên quan, đồng thời chia sẻ văn bản này trên Fanpage của Chùa.
Văn bản giải trình cho biết, vào tháng 12/2023, nhân chuyến tham quan các thánh tích Phật giáo tại đất nước Myanmar, đoàn chư Tăng, Phật tử chùa Ba Vàng đã đến chiêm bái xá lợi tóc của Đức Phật tôn trí tại tu viện Parami và bảo tàng xá lợi Phật Quốc tế Parami.
Theo truyền thừa của tu viện Parami, đây là một trong 8 sợi tóc của Đức Phật để lại cho hai người Phật tử tại gia đầu tiên sau khi Ngài đắc đạo, được truyền lại qua nhiều đời Tăng sĩ và hiện đang tôn trí tại tu viện Parami và bảo tàng xá lợi Phật Quốc tế Parami. Nơi đây còn lưu giữ hình ảnh nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam cũng như trên thế giới đến chiêm bái Xá lợi tóc của Đức Phật.
Báo cáo nêu: "Với tâm nguyện tăng cường quan hệ Phật giáo quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, đoàn chư Tăng, Phật tử chùa Ba Vàng đã trân trọng thỉnh mời hòa thượng U Wepulla - trụ trì tu viện Parami cùng các cao Tăng Phật giáo Myanmar tham dự đại lễ kỷ niệm 765 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh".
Theo đó, hòa thượng U Wepulla đã hoan hỉ nhận lời và với lòng tôn kính Phật hoàng Trần Nhân Tông, yêu mến đất nước và con người Việt Nam nên đã "lần đầu tiên" cung rước xá lợi tóc của Đức Phật ra nước ngoài, đến chùa Ba Vàng.
Báo cáo của chùa Ba Vàng khẳng định các hoạt động cụ thể của đại lễ kỷ niệm ngày sinh Phật hoàng Trần Nhân Tông, trong đó có việc cung rước và chiêm bái xá lợi Phật đã được thông báo đến UBND thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan hữu quan ngày 18/12.
Đại lễ này đã diễn ra trọng thể, trang nghiêm tại chùa Ba Vàng trong ngày 22 và 23/12 và nhà chùa hân hạnh tiếp đón đoàn chư Tăng, Phật tử Myanmar, trong đó có các vị cao Tăng nổi tiếng của Phật giáo Myanmar như hoà thượng Bhaddanta Indapāla Rammawadi - tam tạng Pháp Sư thứ 11, hoà thượng Bhaddanta Indācariya Butalin - tam tạng Pháp Sư thứ 13, hòa thượng U Wepulla - trụ trì tu viện Parami…
Đoàn chư Tăng, Phật tử Myanmar cùng chư Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng đã cung rước xá lợi tóc của Đức Phật lên tòa đại giảng đường để nhân dân, Phật tử Việt Nam chiêm bái.
Đến tối 27/12, kết thúc chuyến tham quan Việt Nam, đoàn chư Tăng Myanmar đã cung rước xá lợi tóc của Đức Phật trở lại tu viện Parami.
Thông tin từ chùa Ba Vàng cho biết, trong và sau thời gian diễn ra sự kiện nói trên, có những thông tin trái chiều cho rằng: Xá lợi tóc của Đức Phật do chư Tăng Myanmar cung rước đến chùa Ba Vàng là Xá lợi gіả được làm từ cỏ Pili гaо вán công khai trên mạng xã hội, hoặc chùa Ba Vàng mua cỏ Pili làm Xá lợi gіả để lừа đảо Nhân dân, Phật tử.
Chùa Ba Vàng bày tỏ quan điểm rằng: Xá lợi của Đức Phật là biểu tượng tôn giáo cao quý và thiêng liêng của đạo Phật. Việc tôn kính Xá lợi của Đức Phật là lễ nghi và niềm tin tôn giáo của đạo Phật. Trong Nhà nước pháp quyền, biểu tượng, lễ nghi và niềm tin tôn giáo đó cần được tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ.
Việc làm giả, buôn bán Xá lợi gіả của Đức Phật ở Việt Nam cần bị lên án và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Việc đưa tin chùa Ba Vàng mua cỏ Pili làm Xá lợi gіả để lừа đảо Nhân dân, Phật tử là hành vi đưa tin sai sự thật, vu khống, хúс phạm uy tín của chùa Ba Vàng.
Việc đưa tin chư Tăng Myanmar cung rước Xá lợi gіả đến chùa Ba Vàng cho Nhân dân, Phật tử Việt Nam chiêm bái là hành vi gây tổn thương đến biểu tượng, lễ nghi và niềm tin tôn giáo của chư Tăng, Phật tử Myanmar, gây tổn thương đến tình cảm và mối quan hệ tốt đẹp của chư Tăng, Phật tử Myanmar đối với đất nước và Phật giáo Việt Nam.
Thông tin từ chùa Ba Vàng, từ ngày 23-27/12, đã có hàng vạn người dân, phật tử về chùa Ba Vàng để chiêm bái, đảnh lễ xá lợi tóc của Đức Phật - một bảo vật vô giá. Đó là một trong 8 sợi tóc mà Đức Phật tự tay nhổ trên đầu mình, trao cho 2 thương buôn người Myanmar hơn 2.600 năm trước.
Trải qua hơn 2.600 năm, sợi tóc vẫn còn nguyên vẹn. Hàng vạn người dân, Phật tử đã tận mắt chứng kiến sợi tóc "ngọ nguậy" liên tục với nhiều hình dáng khác nhau, dù xung quanh không có gì để căng kéo hay điều khiển.