Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sau khi thông xe, hai dự án cao tốc này chưa tổ chức thu phí đối với xe ôtô lưu thông trên tuyến.
Bộ Giao thông Vận tải đưa ra phương án tổ chức giao thông tạm thời các phương tiện giao thông sẽ được phép lưu thông trên 2 đoạn tuyến cao tốc.
Đối với dự án thành phần đoạn Nha Trang-Cam Lâm, các phương tiện được khai thác tuyến đường từ đầu dự án Km5+783 đến nút giao cuối dự án Km52+892.
Tuy nhiên, trong điều kiện các đoạn cao tốc kế tiếp 2 đầu dự án là Vân Phong-Nha Trang và Cam Lâm-Vĩnh Hảo chưa thông xe, trước mắt phương án tổ chức phân luồng từ xa trên tuyến cao tốc.
Theo hướng Bắc-Nam, các phương tiện nêu trên được lưu thông từ Quốc lộ 1 vào Quốc lộ 27C, nhập vào cao tốc tại nút giao Quốc lộ 27C (đầu tuyến tại Km5+783) đến nút giao Cam Ranh tại Km52+892 kết nối với Quốc lộ 1 thông qua Quốc lộ 27B.
Tuổi trẻ Quân đội góp sức phát triển khoa học quân sự Việt Nam
Còn dự án cao tốc đoạn Vĩnh Hảo-Phan Thiết, các phương tiện được khai thác tuyến đường từ đầu nút giao Vĩnh Hảo kết nối với dự án thành phần đoạn Phan Thiết-Dầu Giây đi Thành phố Hồ Chí Minh.
Dự án cao tốc đoạn Vĩnh Hảo-Phan Thiết đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận. Giai đoạn phân kỳ, dự án được đầu tư quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m, tổng mức đầu tư dự án là hơn 10.800 tỷ đồng.
Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang-Cam Lâm là một trong 3 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP) có thời gian xây dựng 2 năm, thời gian vận hành khai thác hoàn vốn khoảng 16 năm 4 tháng với tổng mức đầu tư hơn 7.600 tỷ đồng.