Cụ bà có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu.
Sau khi nhập viên, cụ bà được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim cấp, suy hô hấp - viêm phổi. Ê kíp cấp cứu cho bà thở oxy, tiến hành làm cận lâm sàng, xử trí thuốc, theo dõi monitor liên tục. Tuy nhiên, bà đột ngột lịm đi rồi ngưng tim ngưng thở.
Theo Thạc sĩ. Bác sĩ Phạm Hoàng Thiên – Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, đây là một dạng nhồi máu cơ tim cấp nghiêm trọng, khiến người bệnh rơi vào tình trạng nguy kịch, cụ thể là ngừng tim do động mạch vành có nhiệm vụ nuôi tim đã bị tắc nghẽn, cần được can thiệp tái thông ngay lập tức.
Vì cụ đã lớn tuổi, lại có bệnh nền nguy cơ tim mạch cao như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu đã lâu, lại thêm bị ngừng tim, nên tỷ lệ tử vong là cực kỳ cao.
Sau khi cấp cứu, các bác sĩ đưa bệnh nhân vào phòng can thiệp, tiến hành đặt 1 stent phủ thuốc, sau đó kết quả chụp kiểm tra ghi nhận dòng chảy lưu thông tốt, tim được tưới máu đầy đủ.
Sau 2 ngày điều trị, người bệnh được cai ống thở và sau một tuần đã phục hồi sức khỏe, các dấu hiệu sống ổn định, tinh thần minh mẫn, chức năng tim tốt, không có bất kỳ di chứng nào.
Xem thêm: Khởi tố 56 đối tượng đánh bạc trái phép trong khách sạn 5 sao
ThS-BS Trần Nguyễn An Huy, Trưởng khoa Nội tim mạch – Tim mạch can thiệp BV Hoàn Mỹ Sài Gòn, khuyến cáo người có bệnh lý nền về tim mạch cần được theo dõi và kiểm soát tốt sức khỏe.
Khi có các dấu hiệu bất thường như cảm giác bị đè nặng, ép chặt, đau vùng ngực, khó thở, choáng váng, đổ mồ hôi lạnh… nên nhanh chóng đến BV.