Đà Nẵng: 4 người chết, hơn 500 ô tô hư hỏng, các quận nội thành ngập sâu trong nước

(VOH) - Trận mưa lịch sử đổ xuống Đà Nẵng làm 4 người chết, hơn 500 ô tô hư hỏng, 3 chung cư có tầng hầm bị ngập nước, các quận trung tâm TP bị ngập sâu gây thiệt hại tài sản của người dân.

Báo cáo nhanh tại cuộc họp khắc phục hậu quả mưa lớn vào ngày 15/10, đại tá Phan Văn Dũng, Phó giám đốc Công an TP.Đà Nẵng, cho biết mưa lũ đã làm ít nhất 4 người trên địa bàn tử vong. Các quận trung tâm TP.Đà Nẵng bị ngập sâu gây nhiều thiệt hại về tài sản của người dân, trong đó có khoảng 500 ô tô bị chết máy, hư hỏng nặng, phải nằm lại các tuyến phố.

tại quận Liên Chiểu, các khu vực: đường Tôn Đức Thắng, Mẹ Suốt,... nước vẫn còn ngập khá sâu. Đặc biệt, khu vực đường Gò Nảy 11 (phường Hòa Minh) vẫn còn ngập nặng trên diện rộng.
Tại quận Liên Chiểu, các khu vực: đường Tôn Đức Thắng, Mẹ Suốt,... nước ngập khá sâu. Đặc biệt, khu vực đường Gò Nảy 11 (phường Hòa Minh) vẫn còn ngập nặng trên diện rộng.

Gần như toàn bộ địa bàn quận Liên Chiểu ngập sâu trong nước, chỗ ngập sâu nhất hơn 3m; nhiều khu dân cư ngập sâu, nước chảy xiết gây khó khăn cho công tác tiếp cận ứng cứu.

Một số tuyến đường trên địa bàn quận Sơn Trà bị đất, đá, bùn trên bán đảo Sơn Trà tràn xuống, có tuyến đường bị sạt lở, nhiều tầng hầm khách sạn, nhà dân bị ngập nước. Quận Ngũ Hành Sơn có 3 khu vực bị sạt lở; Hoà Nhơn và Hoà Phong là hai xã bị ngập nặng nhất trên địa bàn huyện Hoà Vang.

Tại Q.Sơn Trà, bên cạnh tình trạng nhà dân, chung cư bị ngập sâu, mưa lớn gây sạt lở ở nhiều nơi. Mưa lớn cũng đã gây sạt lở hàng chục ngàn mét khối đất, đá tại phía cửa hầm nam Hải Vân.

Dù cả ngày 15/10 mưa đã ngừng rơi nhưng nhiều khu vực ở Hòa Vang, Thanh Khê… của Đà Nẵng vẫn trong tình trạng ngập sâu, giao thông một số nơi vẫn chia cắt cục bộ.

Đến hôm qua, nhiều ngôi nhà tại vùng “rốn lũ” của H.Đại Lộc vẫn chìm sâu trong biển nước. Tại một số khu vực, tranh thủ nước rút, người dân tập trung thu dọn tài sản cũng như gạt rửa lớp bùn non dày đặc do trận lũ quét để lại.

Do mưa lớn, trên QL14B xuất hiện một hố lớn tại cầu Suối Mơ, đoạn qua xã Đại Đồng (H.Đại Lộc) với bề rộng khoảng 2 m, sâu gần 8 m.

sat lỡ
Mưa lũ cũng gây ra sạt lỡ.

Ngoài ra, tại Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, hàng chục nghìn nhà dân vẫn ngập sâu trong nước, nhiều khu dân cư bị chia cắt giao thông.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng trong cuộc họp liên ngành ứng phó mưa lũ đã đề nghị các địa phương bám sát, cập nhật tình hình diễn biến của thời tiết để có giải pháp chỉ đạo kịp thời; tuyên truyền người dân không chủ quan, lơ là, chủ động sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn, nhất là các vùng thấp trũng của H.Hải Lăng, các vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở các huyện Hướng Hóa, Đakrông và các xã miền núi của H.Vĩnh Linh.

Đêm qua 15/10 và rạng sáng ngày 16/10, tại huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) tiếp tục có mưa to khiến mực nước trên sông Kiến Giang lên nhanh trên mức báo động 3 gây ngập lụt.

Hàng trăm ngôi nhà tại các xã vùng thấp trũng như: Lộc Thuỷ, An Thuỷ, Phong Thuỷ, Liên Thuỷ, Xuân Thuỷ, thị trấn Kiến Giang...nước đã ngập nhà từ 0,2-0,8m. Nhiều tuyến đường như: Đường 30, Võ Nguyên Giáp và nhiều đoạn của Quốc lộ 9C đã ngập sâu trong nước.