Gắn cai nghiện với dạy nghề để người nghiện sớm hoàn lương

(VOH) - Tính đến cuối năm 2018, cả nước có 225.100 người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý và 120 cơ sở cai nghiện với hơn 34.480 học viên - giảm 25 cơ sở so với năm 2014. 

Ngày 15/3, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) và Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức hội thảo cung cấp thông tin báo chí về công tác cai nghiệm ma tuý trong tình hình mới tại Cơ sở Cai nghiện ma túy số 3 thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong TPHCM.

Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về công tác cai nghiệm ma tuý trong tình hình mới tại Cơ sở Cai nghiện ma túy số 3 thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong TPHCM.

Tính đến cuối năm 2018, cả nước có 225.100 người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý và 120 cơ sở cai nghiện với hơn 34.480 học viên - giảm 25 cơ sở so với năm 2014.

Theo ông Trương Quang Nam - Giám đốc Cơ sở Cai nghiện ma tuý số 3 cho biết: Hiện nay, cơ sở đang quản lý 1.270 người nghiện, hầu hết học viên được cơ sở hướng dẫn kỹ năng phòng, chống tái nghiện và những kỹ năng sinh hoạt tập thể để tự tin xây dựng lại cuộc sống của mình khi tái hoà nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, cơ sở còn dạy nghề sơ cấp cho các học viên như may công nghiệp, lắp ráp máy vi tính, sửa xe gắn máy... 

Người nghiện học nghề tại Cơ sở Cai nghiện ma túy số 3 thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong TPHCM (tỉnh Bình Dương)

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng một số quy định của Luật Phòng, chống ma tuý chưa phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính; nhiều địa phương chưa quan tâm bố trí kinh phí và cơ sở vật chất cho cai nghiện tại cộng đồng; bản thân người nghiện, gia đình người nghiện không tự nguyện khai báo tình trạng nghiện; không hợp tác với cơ quan chức năng trong việc lập hồ sơ cai nghiện… 

Đến nay, có 28 tỉnh, TP xây dựng kế hoạch cai nghiện tại gia đình, cộng đồng nhưng, mới chỉ có 6 tỉnh, TP thực hiện với số người cainghiện tại cộng đồng là là 4.320 người. 

Vì vậy, các cơ quan hữu quan cần có nhiều hoạt động thiết thực, đặc biệt là vai trò quan trọng của các cơ quan báo chí trong việc góp phần cảnh báo hiểm họa ma túy và kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ người nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng.