Gieo niềm tin cho y tế cơ sở

(VOH) - Trong khi chờ đợi những giải pháp chiến lược giải quyết bài toán quá tải từ Bộ Y tế thì, ngành y tế dưới sự chỉ đạo của UBND TP đã tự tìm hướng đi cho mình. Bằng cách làm hay, sáng tạo, nhanh và hiệu quả, các mô hình phòng khám vệ tinh, khoa vệ tinh và bệnh viện vệ tinh đã bắt đầu hình thành và đi vào đời sống.

Hơn ai hết, người dân thành phố rất phấn khởi và vui mừng trước chủ trương mang tính đột phá này. Chúng ta hãy nghe tâm sự rất chân tình từ những bệnh nhân:

Bên cạnh sự giúp đỡ nâng cao trình độ chuyên môn thì kèm theo phải là một cơ chế mở cho y tế cơ sở. Ảnh: Dân Trí

Thời gian gần đây, tin vui liên tục tràn về từ tuyến y tế cơ sở như bệnh viện Cần Giờ đã thực hiện thành công mổ lấy thai, khoa nhi bệnh viện Quận 2 bệnh nhi đến khám tăng với hơn 100 lượt mỗi ngày, bệnh viện Quận 11 mạnh dạn xử trí các bệnh nặng như nhiễm trùng huyết, hay như giờ đây, bệnh viện quận Bình Tân đang phát huy thế mạnh điều trị và giải quyết tại chỗ cho những bệnh lý nhi khoa phức tạp… Tiếng thơm ở y tế cơ sở bắt đầu lan tỏa, người dân đang có niềm tin trở lại, họ đến khám tại bệnh viện quận, huyện nhiều hơn so với trước kia. Trong nỗ lực vực dậy y tế cơ sở nhằm giảm quá tải của ngành y tế thành phố, luôn có dấu ấn của những anh cả trong ngành là các bệnh viện tuyến trên. Không quản ngại khó khăn, vất vả, không toan tính thiệt hơn, các bác sĩ bệnh viện tuyến trên bắt đầu hành trình về quận - huyện mà hành trang trên vai họ không gì khác ngoài trách nhiệm với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bắt đầu từ hai tháng nay, bác sĩ Nguyễn Thanh Trường - Trưởng khoa nhiễm D bệnh viện nhiệt đới đã dành hẳn toàn bộ thời gian của mình toàn tâm toàn ý lo cho khoa nhiễm bệnh viện Quận 11... Không quản ngại thời gian, công sức, tận tụy với vai trò như một người thầy, vị bác sĩ trưởng khoa đó ngày ngày cùng các cộng sự bắt đầu xây dựng lại tất cả quy trình từ chuyên môn kỹ thuật đến điều trị để vực dậy khoa nhiễm , tạo lòng tin cho bệnh nhân. Không phải là cầm tay chỉ việc, theo quan niệm của bác sĩ Trường thì mình chỉ là người đứng sau, hỗ trợ, hướng dẫn đàn em tuyến dưới nâng dần tay nghề chuyên môn, mạnh dạn giữ lại những ca khó điều trị thay vì trước kia hầu hết là chuyển viện. Bác sĩ Nguyễn Thanh Trường - Trưởng Khoa nhiễm D - bệnh viện bệnh Nhiệt đới chia sẻ:

Có mặt tham gia hỗ trợ cho bệnh viện Bình Tân từ những ngày đầu, bác sĩ Dư Minh Trí - Phòng chỉ đạo tuyến - bệnh viện Nhi đồng 1 bộc bạch:

Nhận được sự chia sẻ đầy nhiệt tâm, hết lòng của bệnh viện Ung bướu, bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh viện phụ sản Từ Dũ về đóng góp cho y tế vùng ven, với vai trò quản lý bệnh viện tuyến dưới, bác sĩ Trần Văn Khanh - Giám đốc bệnh viện Quận 2 rất xúc động:

Bác sĩ Đoàn Ngọc Huệ - Giám đốc bệnh viện huyện Cần Giờ cũng rất trân trọng sự đóng góp của các bác sĩ bệnh viện Hùng Vương, bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã về với Cần Giờ:

Có những sự hy sinh, thiệt thòi mà không phải ai cũng thốt ra bằng lời, bởi vì họ hiểu sự nghiệp chung là thế, tất cả cũng vì bệnh nhân của mình. Suy nghĩ hết sức cảm kích ấy đó là hành trang quý báu cho những bác sĩ tuyến trên về tuyến dưới hỗ trợ. Đơn cử như tại bệnh viện bệnh Nhiệt đới hiện nay, hằng ngày anh em làm không hết việc vì quá tải nhưng bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Giám đốc bệnh viện bệnh Nhiệt đới vẫn tạo điều kiện hết sức thuận lợi, đưa cả bác sĩ trưởng, phó khoa đi về tuyến cơ sở:

Giám đốc Sở Y tế thành phố - bác sĩ Phạm Việt Thanh cho rằng, cách làm này hướng đến mục tiêu vực dậy tuyến y tế cơ sở vì trong những năm qua, y tế cơ sở chưa tạo được lòng tin cho người bệnh:

Với cách làm năng động và đầy sáng tạo, ngành y tế thành phố đã bắt đầu phát huy hiệu quả những chương trình đề ra nhằm vực dậy y tế quận, huyện. Tuy vậy, quá trình biệt phái các bác sĩ về tuyến dưới làm việc, ngoài yếu tố chuyên môn bệnh viện tuyến trên có thể hỗ trợ, thì còn rất nhiều yếu tố về cơ chế chính sách rất cần thay đổi, cụ thể như với cùng một bệnh lý, nhưng tuyến trên lại có rất nhiều thuốc đáp ứng phác đồ điều trị trong khi quận, huyện lại bị khống chế . Trị không hết, bệnh nhân buộc lòng phải chuyển viện… rồi lại quá tải tuyến trên. Điều đáng nói là hiện nay, có rất nhiều bệnh viện quận - huyện, bệnh nhân BHYT chiếm đến 95%, nếu bị bó hẹp như thế, làm sao có thể cho bệnh viện tuyến dưới mạnh dạn phát triển đi lên dù có sự hỗ trợ tối ưu về mặt chuyên môn đi chăng nữa… Vì thế nên, bên cạnh sự giúp đỡ nâng cao trình độ chuyên môn thì kèm theo phải là một cơ chế mở cho y tế cơ sở. Có như thế thì y tế cơ sở mới thực sự tạo dựng được y hiệu của mình./