Chờ...

Hãy đón nhận gia đình một cách thật đẹp, thật vui!

(VOH) Ngày Gia đình Việt Nam 2020 với chủ đề “Gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình” như nhắc nhở mỗi người về thái độ, trách nhiệm trong việc vun đắp, gìn giữ nếp nhà

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, xu thế hội nhập toàn diện càng đặt ra không ít thách thức đối với việc xây dựng hạnh phúc cho các cặp vợ trồng trẻ.

Một cuộc hôn nhân hạnh phúc không chỉ cần sự thành thật, tôn trọng, khéo léo mà cần có cả những kỹ năng và nghệ thuật cho cả vợ chồng. Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) năm nay, tiếp tục với chủ đề “Gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình” như nhắc nhở mỗi người về thái độ, trách nhiệm trong việc vun đắp, gìn giữ nếp nhà.

VOH đã phỏng vấn Tiến sĩ tâm lý Phan Thị Huyền Trân với cái tên thân mật là Dr Pepper về bí quyết giúp vợ chồng trẻ đón nhận đình một cách thật đẹp, thật vui, thật hạnh phúc.

Phóng viên VOH đang phỏng vấn Tiến sĩ tâm lý Phan Thị Huyền Trân

Phóng viên VOH phỏng vấn Tiến sĩ tâm lý Phan Thị Huyền Trân

*VOH: Thưa chị, chị có nhìn nhận như thế nào về cuộc sống hôn nhân của những gia đình trẻ trong thời gian gần đây?

Tiến sĩ Phan Thị Huyền Trân: Nếu mà nói về gia đình trẻ thì Pepper sẽ cho là từ độ tuổi 40 tuổi trở xuống. Ở lứa tuổi này thì áp lực công việc họ quá nhiều, mặc dù họ luôn ý thức được là phải cho nhau niềm vui, phải vững tâm lý…có nghĩa rằng đó là những điều họ biết cần phải làm, nhưng khi làm thì họ bị quên, bởi một chữ tiền. Có nghĩa rằng các bạn ấy đang lao theo các phương tiện được gọi là: xe cộ, nhà cửa, du thuyền…nên các bạn ấy bị mất thăng bằng bởi những vấn đề mà các ấy bạn biết. Nên nếu có thông điệp nào đấy gởi đến các gia đình trẻ Việt Nam thì Pepper nghĩ là các bạn nên cân bằng lại những điều các bạn muốn, khi các bạn muốn đúng thì tất cả những việc đúng sẽ đến, nhưng khi các bạn bị lệch hướng một chút, mình muốn nhiều quá một thứ gì thì nó cũng sinh ra một hậu quả không mong muốn cho gia đình.

Gia đình là một cái gì đó rất thiêng liêng, những ham muốn của mình nên xem xét vào gia đình, chứ không nên đánh đổi, để khi đáp ứng mong muốn của mình thì nhìn lại gia đình mình đã bị đỗ nát rồi.

*VOH: Có ý kiến cho rằng, các cặp vợ chồng trẻ khó gắn kết lâu bền hơn so với ba mẹ của họ, chị nghĩ như thế nào về vấn đề này?

Tiến sĩ Phan Thị Huyền Trân: Đúng! Bởi vì những gia đình có bố mẹ từ 50 tuổi trở lên ở một thế hệ, nhìn nhận việc ly hôn với quan niệm sợ gia đình, hàng xóm đánh giá, bố mẹ không cho phép hay là sợ những đứa con khổ…Thì chính những nỗi sợ của họ quá nhiều giữ chân họ, mắc kẹt với nhau…nhưng đó không phải là những tấm gương mà Pepper muốn những gia đình trẻ chúng ta noi theo. Giống như bố mẹ của mình thì có một sự cố đó là ông bà chịu đựng nhau chứ không phải đi với nhau mà hạnh phúc. Còn với những gia đình trẻ hiện tại thì, các bạn ý thức với nhau rằng, đi với nhau phải hạnh phúc, nếu không hạnh phúc thì ngừng đi lại. Tuy nhiên, việc ngừng sống chung của các gia đình trẻ hiện nay cũng không hay, vì nó nhanh quá, khi thấy đối phương không đáp ứng được nhu cầu của mình thì ngừng ngay việc sống với nhau liền, vì vậy mà tỷ lệ ly hôn ở người trẻ rất cao, và Pepper nghĩ điều này không hay, chúng ta nên cân bằng giữa hai nhóm, những cặp vợ chồng lớn tuổi và trẻ tuổi, chúng ta hãy vì nhau, vì gia đình, nhưng chúng ta cũng vì vấn đề đúng để có được được cuộc hôn nhân, vợ chồng nắm tay nhau để sống mà không có vấn đề gì liên quan đến chịu đựng, cố gắng vì nhau, mà chúng ta hãy đi với nhau thật đẹp, thật hạnh phúc.

*VOH: Theo chị thì, từ khi có “Ngày gia đình Việt Nam” đã mang ý nghĩa như thế nào trong quá trình xây dựng gia đình hạnh phúc?

Tiến sĩ Phan Thị Huyền Trân: Pepper rất thích ngày này, với mình, gia đình lúc nào cũng quan trọng hết chứ không phải chỉ trong một tháng hay một năm. Nhưng khi có ngày này thì chúng ta sẽ có nhiều thông tin hơn, nhiều sự kiện hơn, nhiều hình ảnh các bạn chia sẻ về gia đình, hạnh phúc hôn nhân…mang một tinh thần rất đẹp, và Pepper còn muốn có cả tháng gia đình luôn, để cho các sự kiện này kéo dài, vì nhìn những khoảnh khắc yêu thương ấy rất tích cực cho cuộc sống. Không chỉ thế, những hình ảnh đẹp này còn nhắc nhở chúng ta một điều, chúng ta đi kiếm tiền, không phải chỉ có kiếm tiếng, kiếm danh hay chỉ kiếm tiền mà chúng ta đi kiếm tiền để chăm sóc sức khỏe, hạnh phúc cho những thành viên trong gia đình, và gia đình mới chính là nền tảng giúp chúng ta hiểu được mình cần gì ở xã hội này.

*VOH: Như vậy chị có thể chia sẻ bí quyết của mình trong việc, vừa chu toàn hạnh phúc gia đình vừa có thể đảm bảo được công việc, ổn định cuộc sống?

Tiến sĩ Phan Thị Huyền Trân: Bí quyết mà Pepper muốn các bạn làm nhất là hãy sống với gia đình thật đẹp, thật vui. Chính bản thân Pepper cũng đã cố gắng hơn 10 năm nay với việc, xem gia đình không phải là áp lực, nhất là khi mình có 2 em bé nhỏ chào đời thì mình phài cố gắng nhiều hơn. Dù khi em bé có nghịch phá thì mình cũng nên hít một hơi thật sau vào và xem đó là niềm vui trong gia đình với con trẻ. Mặc dù có những lúc thức khuya dậy sớm vì con, dù mình có bị áp lực nhưng lúc ấy mình nên ý thức một điều rằng, khoảng thời gian này qua rất nhanh, sau này nó sẽ không thể quay lại khoảnh khắc này thì mình sẽ tiếc nuối…do đó, mình nên đón nhận những điều này hạnh phúc nhất có thể. Bí quyết mà Pepper chia sẻ rất dễ nhớ là, hãy đón nhận gia đình một cách thật đẹp, thật vui, chứ đừng đón nhận như là áp lực hay là ức chế.

*VOH: Cảm ơn Tiến sĩ.

Ca sĩ, diễn viên tự do nhảy cầu Rạch Chiếc tự tử - (VOH) - Một cô ca sĩ, diễn viên tự do đi bộ lên cầu Rạch Chiếc để lại đôi giày rồi nhảy xuống sông tự tử.