Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, đến hết tháng 6/2024, cả nước có khoảng 89,552 triệu lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) nội trú và ngoại trú, tăng 6,563 triệu lượt người (tương đương tăng 7,91%) so với cùng kỳ năm 2023. Số tiền giám định, thanh toán hơn 66,92 ngàn tỷ đồng.
Thống kê qua 4 năm thực hiện (2020-2023), đã có khoảng hơn 412.700 người có hoàn cảnh khó khăn được tham gia BHYT hộ gia đình. Số người được trao tặng thẻ BHYT tăng qua từng năm.
Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình theo thứ tự các thành viên khi đủ điều kiện giảm phí như sau:
Nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho người tham gia là thành viên hộ cận nghèo bằng 70% x 4,5% x 2,34 triệu đồng x 12 tháng = 884.520 đồng/năm (mức cũ là 680.400 đồng).
Người tham gia bảo hiểm y tế là thành viên hộ cận nghèo đóng bằng 30% x 4,5% x 2,34 triệu đồng x 12 tháng = 379.080 đồng/năm (mức cũ là 291.600 đồng).
Về mức hưởng BHYT tăng theo lương mới, Bộ Y tế đã có công văn gửi BHXH Việt Nam thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT trong giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/7 đến 31/12/2024.
Về mức hưởng BHYT, trường hợp người bệnh vào viện hoặc bắt đầu đợt điều trị trước ngày 1/7 nhưng ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị từ ngày 1/7, đi khám, chữa bệnh đúng quy định của Luật BHYT có chi phí cho một lần khám chữa bệnh dưới 351.000 đồng (thấp hơn 15% mức lương cơ sở). So với trước đó chi trả tăng thêm 81.000 đồng.
Về mức thanh toán trực tiếp trường hợp người bệnh vào viện, hoặc bắt đầu đợt điều trị trước ngày 1/7, nhưng ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị từ ngày 1/7/2024 như sau: Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, số tiền tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở, tương đương tối đa không quá 351.000 đồng;
Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú, số tiền tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở, tương đương tối đa không quá 1,17 triệu đồng.
Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT (trừ trường hợp cấp cứu), số tiền tối đa không quá 1 lần mức lương cơ sở, tương đương tối đa không quá 2,34 triệu đồng.
Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT (trừ trường hợp cấp cứu), số tiền tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở, tương đương tối đa không quá 5,85 triệu đồng.
Mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật không vượt quá 45 tháng lương cơ sở.
Trường hợp người bệnh vào viện từ ngày 1/7, tương đương không vượt quá 105,3 triệu đồng. Đối với các trường hợp có số tiền cùng chi trả từ ngày 1/1/2024 đến trước ngày 1/7/2024 đã đủ hoặc vượt quá 6 tháng lương cơ sở, thì được hưởng quyền lợi theo Nghị định số 146 và không áp dụng công thức này.
Theo đó, người bệnh được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên, và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.