Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Năm 2023 ngành dệt may kỳ vọng đạt xuất khẩu 48 tỷ usd

(VOH) - Ngày 16/12, Hội nghị Tổng kết Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) năm 2022 tại TPHCM đưa ra 2 kịch bản cho năm 2023.

Nếu diễn biến kinh tế năm 2023 thị trường Mỹ, EU ổn định, kịch bản tích cực cho kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 47-48 tỷ USD.

Tình hình kinh tế tiếp tục diễn biến bất ổn hơn do tỉ lệ lạm phát tăng cao, các đơn hàng trì hoãn, kịch bản thứ hai ước kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 45-46 tỷ USD.
 

Năm 2023 ngành dệt may kỳ vọng đạt xuất khẩu 48 tỷ usd 1
Ảnh minh họa - TTXVN

Tại hội nghị, các chuyên gia cho hay, Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 đưa ra dự báo kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may bình quân sẽ tăng từ 5%-6%/năm trong giai đoạn đến năm 2030 và từ 2%-3% giai đoạn từ 2031 đến 2035.

Từ nay đến năm 2030, ngành dệt may Việt Nam chuyển dần từ trọng tâm phát triển nhanh sang trọng tâm phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn.

Từ năm 2031-2035, ngành sẽ phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình tuần hoàn, hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chỗi cung ứng toàn cầu;  hướng đến xuất khẩu và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu mang tầm khu vực và thế giới. 

Ông Võ Mạnh Hùng, Trưởng đại diện Hiệp hội Bông Mỹ dự đoán năm 2023, mỗi nhãn hàng, nhà bán lẻ toàn cầu sẽ yêu cầu sản phẩm làm từ bông nhập khẩu vào Mỹ, EU được xác minh là không có lao động cưỡng bức.

Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc cấm những sản phẩm làm từ lao động cưỡng bức, còn các quốc gia khác cũng đang có động thái tương tự; xu hướng này ngày càng nhiều quốc gia thực hiện trong tương lai. 

Theo ông Võ Mạnh Hùng, doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu nên đảm bảo sự minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng; xác minh nguồn gốc của nguyên liệu rủi ro cao...

Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cũng chỉ ra rằng, giải pháp đối với doanh nghiệp dệt may là cơ cấu lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu; kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá, chuỗi cung ứng.

Để thích ứng với xu hướng thị trường mới và nắm bắt cơ hội trong thời gian tới, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho hay, dệt may Việt Nam cần thúc đẩy sản xuất xanh, tiêu dùng xanh và kinh doanh tuần hoàn càng nhanh càng tốt.

Tiếp cận nhanh chuyển đổi số là một trong những giải pháp cho thấy hiệu quả đón đầu xu hướng mới trên thị trường tiêu dùng toàn cầu.

Bình luận