Chờ...

Nghị trường nóng chuyện "thu hồi đất"

(VOH) - Các đại biểu Quốc hội nhận định việc thu hồi đất hiện tồn tại nhiều bất cập, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống nhân dân.

Cho ý kiến tại phiên thảo luận Luật Đất đai (sửa đổi) sáng 14/11, đại biểu Trần Nhật Minh quan tâm tới các trường hợp nhà nước thu hồi đất. Lĩnh vực có nhiều khiếu nại do các quy định liên quan còn bất cập, chưa giải quyết được mối quan hệ hài hòa giữa nhà nước, chủ đầu tư và người sử dụng đất.

Đại biểu Minh đề nghị cần làm rõ các điều kiện, tiêu chí cụ thể của các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng so với các dự án vì lợi ích kinh tế thuần túy, làm rõ phương án bồi thường đất thỏa đáng để đảm bảo việc thu hồi đất, đặc biệt là ở khu đô thị, khu dân cư diễn ra minh bạch, công bằng.

Nghị trường nóng chuyện
Nhiều ý kiến thảo luận xung quanh Luật Đất đai (sửa đổi)

Đại biểu Hoàng Minh Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho biết, thực tế việc thu hồi đất để xây dựng các công trình, dự án có những trường hợp đưa lại những lợi ích to lớn cho cộng đồng dân cư xung quanh nhưng cũng có những dự án ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của người dân, đặc biệt là các dự án khai tu vực sẽ sụt giảm, tạo ra những ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Chính vì vậy, nhiều dự án theo hình thức này đã bị người dân xung quanh phản ứng, ngăn chặn việc triển khai thi công. Đồng thời, thực tế cho thấy việc đền bù và hỗ trợ hiện nay chủ yếu được thực hiện trọn gói một lần bằng tiền mà không hướng đến việc tạo ra nguồn sinh kế mới cho người dân…

Ông Hiếu đề nghị trong lần sửa đổi này,cần bổ sung quy định về cơ chế chia sẻ lợi ích giữa nhà đầu tư với người dân trong các dự án có tác động lớn đến môi trường sống của người dân, nhằm tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển sinh kế lâu dài cho cộng đồng dân cư.

“Vừa đá bóng, vừa thổi còi” trong định giá đất

Đại biểu Thạch Phước Bình phân tích, quy định về giá đất cụ thể là điểm không thành công của Luật Đất đai 2013, làm phát sinh tranh chấp, khiếu kiện trong thu hồi đất. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 164, 165 của dự thảo Luật về Bảng giá đất, giá đất cụ thể vẫn chưa khắc phục được những bất cập trong Luật hiện hành. Đại biểu Bình cho rằng cần có cơ chế hữu hiệu hơn để nâng cao hiệu quả, tính minh bạch của công tác định giá đất, tránh tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” trong công tác định giá.

Xem thêm: Điểm tin trưa 14/11: Thông qua Luật Thanh tra sửa đổi; Hội đồng Anh gửi lại hồ sơ tổ chức thi Ielts

Ông Bình đề nghị cần quy định rõ, cơ quan quản lý giá đất cấp tỉnh độc lập với UBND cấp tỉnh trong việc định giá đất, được thuê tổ chức có chức năng tư vấn, xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể.

"Để giá đất tiệm cận với giá thị trường, cần định rõ vai trò, thẩm quyền của cơ quan nhà nước cũng như các chủ thể liên quan như nhà đầu tư, người sử dụng đất trong quá trình thẩm định giá, giảm tối đa cơ hội cán bộ có thể lạm quyền. Hội đồng thẩm định giá đất cần có sự tham gia của các bên, và hoạt động theo nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng", ông Bình nói.

Phát biểu kết thúc phiên họp sáng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, có 26 đại biểu phát biểu, trong đó 22 đại biểu phát biểu, 4 đại biểu tranh luận.

Chiều 14/11, Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường, cho ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

*VOH Online sẽ tiếp tục cập nhật tại đây.