Những quy định mới về xuất nhập khẩu hàng hóa

VOH - Cục Hải quan TPHCM đã thông tin đến doanh nghiệp một số quy định mới ban hành liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp cần lưu ý.

Tại Hội nghị Đối thoại giữa Doanh nghiệp và Chính quyền Thành phố, do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) phối hợp Cục Hải quan Thành phố vừa tổ chức, lãnh đạo Cục Hải quan TPHCM thông tin đến doanh nghiệp một số quy định mới ban hành liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp cần lưu ý.

ba-le-thi-thuy-dung-pho-truong-phong-giam-sat-quan-ly-ve-hai-quan-cuc-hai-quan-tphcm-thong-tin_20240503160446jpg_voh
Bà Lê Thị Thuỳ Dung - Phó Trưởng phòng Giám sát quản lý về hải quan trình bày nội dung "Những quy định về Hải quan cần lưu ý"

1. Thông tư 44/2023/TT-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 03 tháng 4 năm 2018 quy định về xuất xứ hàng hóa. Trong đó, thay thế Phụ lục I về Quy tắc cụ thể mặt hàng trên cơ sở Hệ thống Hài hòa (HS) phiên bản 2022. Trường hợp có bất kỳ sự khác biệt nào giữa phần mô tả tại Phụ lục này với phần mô tả tại văn kiện pháp lý của Hệ thống Hài hòa do Tổ chức Hải quan Thế giới xây dựng, thì phần mô tả tại Hệ thống Hài hòa của Tổ chức Hải quan Thế giới được áp dụng.

thong-tu-44-cua-bo-cong-thuong_20240503160451jpg_voh

2. Thông tư 02/2024/TT-BCT sửa đổi Thông tư 31/2015/TT-BCT thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc - New Zealand : Theo đó, thay thế Phụ lục II – Quy tắc cụ thể mặt hàng (Danh mục PSR) được xây dựng trên cơ sở HS 2022. Trường hợp có bất kỳ sự khác biệt nào giữa phần mô tả tại Phụ lục này với phần mô tả tại văn kiện pháp lý của Hệ thống Hài hòa do Tổ chức Hải quan Thế giới xây dựng, phần mô tả tại Hệ thống Hài hòa của Tổ chức Hải quan thế giới được áp dụng.

thong-tu-so-02-cua-bo-cong-thuong_20240503160455jpg_voh

Khi thực thi Thông tư này, có một số thuật ngữ doanh nghiệp cần nắm khi tra cứu Quy tắc cụ thể mặt hàng (Danh mục PSR) là:

- CC nghĩa là tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 2 số;

- CTH nghĩa là tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 số;

- CTSH nghĩa là tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 6 số;

- RVC (XX)% nghĩa là hàng hóa phải đạt tỷ lệ giá trị gia tăng không dưới XX phần trăm (%) theo công chức tính quy định tại Hiệp định/Thông tư;

- LVC (XX)% nghĩa là hàng hóa phải đạt tỷ lệ giá trị gia tăng không dưới XX phần trăm (%) theo công chức tính quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 03/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa.

Một số lưu ý cần quan tâm về tiêu chí xuất xứ:

- Nếu hàng hóa không có quy tắc cụ thể mặt hàng (tra cứu Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng kèm theo Hiệp định/Thông tư không có mặt hàng nhập khẩu) thì áp dụng quy tắc chung theo quy định tại Hiệp định/Thông tư (thông thường là RVC40% hoặc CTH) .

- Cần phải hiểu và nắm vững các Quy tắc cụ thể mặt hàng để xử lý trong trường hợp mã HS trên chứng từ chứng nhận xuất xứ có sự khác biệt với mã HS trong hồ sơ hải quan hoặc mã HS do cơ quan hải quan xác định. Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 16 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Thông tư 41/2023/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Thông tư về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương ( có hiệu lực từ ngày 15/02/2024) quy định: Các sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc quản lý của Bộ Công Thương bao gồm:

(1) “Tiền chất thuốc nổ”

(2) “Vật liệu nổ công nghiệp”

Việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nêu tại Phụ lục của Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Các cơ có trách nhiệm quan kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu là: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp và Cục Hóa chất.

4. Thông tư 01/2024/TT-BNNPTNT về Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định mã ban hành kèm theo Thông tư 01 là cơ sở để tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo hải quan khi xuất khẩu, nhập khẩu vào Việt Nam. Khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng chưa có mã hàng trong Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này, việc khai báo hải quan thực hiện theo mô tả thực tế hàng hóa và Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC ngày 08/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Sau khi thông quan các tổ chức, cá nhân có văn bản gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp với Bộ Tài chính xem xét thống nhất, cập nhật và ban hành Danh mục bổ sung.

5. Thông tư 49/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và xe đạp điện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu:

- Bổ sung điểm c khoản 3 Điều 12 của Thông tư 86/2014/TT-BGTVT. Với nội dung tóm tắt: Trường hợp xe có số khung hoặc số động cơ bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại thì Cục Đăng kiểm Việt Nam đề nghị Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an đề nghị kiểm tra, xác định.

- Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 5 của Thông tư 89/2015/TT-BGTVT nội dung tóm tắt: Quá 15 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản mà Người nhập khẩu không đưa Xe đến để kiểm tra thực tế (trừ trường hợp bất khả kháng) thì Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ từ chối tiếp nhận các Hồ sơ tiếp theo cho đến khi Người nhập khẩu đưa Xe đến để kiểm tra thực tế.

- Sửa đổi, bổ sung Thông tư 89/2015/TT-BGTVT nội dung tóm tắt: Trường hợp các xe được phép nhập khẩu nêu tại điểm a khoản 8 mục II của Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP (Phương tiện tay lái bên phải) thì được kiểm tra, chứng nhận theo quy định, trong Giấy chứng nhận có ghi chú: “Chiếc xe này dùng để hoạt động trong phạm vi hẹp và không tham gia giao thông”.

Bình luận