Quốc hội thảo luận Luật Xây dựng

(VOH) - Sáng 27/11, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

Các đại biểu Quốc hội tập trung đóng góp ý kiến về những nội dung như: phân loại, cấp công trình, dự án đầu tư xây dựng; việc cấp giấy phép xây dựng, quản lý trật tự đô thị; chất lượng công trình xây dựng; quy định cụ thể về trường hợp dự án, công trình được miễn giấy phép xây dựng nhằm tránh bị lạm dụng, buông lỏng quản lý.

Đa số ý kiến đại biểu tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng đồng thời cho rằng, việc ban hành Luật sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng, hoàn thiện môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; tăng hiệu quả đầu tư, khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí đặc biệt đối với các hoạt động đầu tư xây dựng có sử dụng vốn nhà nước.

(VOH) - Sáng 27/11, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

Đại biểu Lê Quang Trí cho ý kiến. Ảnh: quochoi

Nêu thực tế những dự án treo thời gian qua đã khiến các cơ quan chính quyền địa phương không thể đầu tư hạ tầng xã hội hạ tầng kỹ thuật, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người dân, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị sửa luật này phải đồng bộ với một số các luật khác có liên quan, như Luật Quy hoạch, Luật Đất đai, Luật Nhà ở... để giải quyết căn cơ vấn đề này: "Có những dự án có quy hoạch hàng chục năm, 2 chục năm, thậm chí nhiều hơn nữa. Ví dụ như ở TPHCM có Bình Quới Thanh Đa hay quy hoạch của Bộ Giao thông, quy hoạch của Chính phủ về dự án Ga Bình Triệu kéo dài nhiều năm, người dân phản ánh rất nhiều. Rồi dự án Đại học Quốc Gia, người dân rất đồng tình nhưng triển khai như thế nào để người dân có thể được di dời được đền bù và được có chỗ ở hợp pháp cái chỗ mới khang trang hơn...".

Quy trình cấp giấy phép xây dựng còn nhiều thủ tục hành chính, thời gian cấp giấy phép còn dài; còn tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, xây dựng không phép, không đúng giấy phép… là những nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận. Các đại biểu cho rằng, cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý trật tự xây dựng. Dẫn chứng những sai phạm ở các công trình như: 8B Lê Trực, HH Linh Đàm cùng nhiều dự án nhà thương mại chung cư cao tầng trên nền của một số cơ quan, tổ chức sau khi rời trong nội đô Hà Nội; hàng ngàn công trình mất an toàn về về cháy nổ,...

Một số ý kiến đề nghị bổ sung việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, giám sát tiến độ các công trình xây dựng. Đồng thời làm rõ hơn một số khái niệm liên quan đến cơ quan chuyên môn về xây dựng, dự án đặc thù, dự án quy mô nhỏ, vốn Nhà nước ngoài ngân sách, một số nội dung về bảo hiểm công trình xây dựng, chú trọng tăng cường vai trò nhà thầu cũng như có những quy định chặt chẽ hơn trách nhiệm quản lý của Nhà nước về xây dựng, trách nhiệm của chủ đầu tư liên quan đến xây dựng.

Đại biểu Triệu Thế Hùng, đoàn Lâm Đồng đề nghị xem xét lại một cách khoa học hơn về vấn đề quy hoạch xây dựng cũng như phân loại các lĩnh vực xây dựng cũng như phân cấp phân quyền cấp phép trong xây dựng: "Các quy định còn rất chung chung và cũng mang tính chủ trương là chính, chưa rõ ràng. Chúng tôi thấy rằng, sẽ không tránh khỏi những sơ hở trong lĩnh vực này trong vận dụng áp dụng vào thực tế. Chúng tôi thấy còn giao khá nhiều quyền hướng dẫn cũng như những quy định cụ thể cho cơ quan hành pháp. Tôi thấy rằng là nhiều vấn đề cơ bản trong này có thể cũng cần phải quy định ngay trong luật để luật đi vào cuộc sống".

Vụ 39 người tử vong trong container ở Anh: 16 thi thể đầu tiên về đến Hà Nội: Khoảng 5 giờ sáng nay 27/11, chuyến bay của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam chở 16 thi thể hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội.
Bình luận