“Thiếu điện” có thể diễn ra nhiều hơn nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế phục hồi 6-7%

VOH - Đây là nhận định của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh bên hành lang Quốc hội.

Theo ông Vũ Hồng Thanh nguồn điện tái tạo chỉ "phát có mức độ, chiếm tỷ trọng nhất định trong tổng đầu tư chứ không thể phát triển ồ ạt".

"Năng lượng tái tạo phát triển nhiều ở vùng không có phụ tải, phải truyền tải đi xa, muốn làm vậy phải có quy hoạch, kế hoạch, chiến lược đầu tư rõ ràng. Còn đầu tư rồi, không đồng bộ với truyền tải thì không được" - ông Thanh nêu.

ông Vũ Hồng Thanh
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh - Ảnh: Quốc hội

Ông Thanh nói thêm, hiện miền Bắc chậm tiến độ hơn 3.000 MW nguồn nhiệt điện, miền Nam hơn 3.600 MW nhưng lại vượt gần 14.000 MW điện mặt trời. Trong khi đó, năng lượng tái tạo là nguồn điện biến đổi, phụ thuộc thời tiết, nên lượng điện năng thấp hơn 1/3 so với các nguồn điện truyền thống, như điện than.

Sự phân bổ không đều nguồn điện, khi tập trung quá nhiều nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) ở khu vực miền Trung - nơi có nhu cầu dùng điện thấp, và miền Nam cũng gây mất cân bằng cung - cầu miền, tạo sức ép lên lưới truyền tải, gây ra hiện tượng nghẽn mạch cục bộ, phải giảm phát điện tái tạo ở một số thời điểm.

Đây cũng là lý do nguồn năng lượng tái tạo vận hành nhiều, chiếm gần 27% công suất đặt toàn hệ thống điện vào cuối 2022 và cung ứng khoảng 15% nguồn huy động, nhưng điện tại miền Bắc vẫn thiếu.

Mặt khác, một số dự án nguồn nhiệt điện ở hai miền Bắc và Nam chậm tiến độ, gây nguy cơ thiếu điện và khó khăn trong vận hành do thiếu công suất nguồn dự phòng, nhất là miền Bắc đến 2025.

Ông Vũ Hồng Thanh cho rằng, sẽ có nhiều bài toán đặt ra về phát triển nguồn, lưới điện để đảm bảo cung ứng điện năng cho phát triển kinh tế xã hội, giảm phát thải ròng về 0 theo cam kết tại Hội nghị COP 26.

Chẳng hạn, thủy điện không còn dư địa phát triển, điện than cũng cần giảm dần. Do đó, việc ứng xử với điện than cũng là câu chuyện phải tính...