Thủ tướng yêu cầu ứng phó bão số 9 theo phương châm “bốn tại chỗ”

(VOH) - Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do bão số 9 và mưa lũ, Thủ tướng có công điện yêu cầu các địa phương triển khai các phương án ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do bão số 9 và mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ có công điện khẩn yêu cầu Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của bão, mưa lũ tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến, kịp thời chỉ đạo, triển khai các phương án ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ” với một số công việc cụ thể như sau:

công điện khẩn, bão số 9, bão 2018

Phòng chống bão tại khu vực biển đảo 

công điện khẩn, bão số 9, bão 2018công điện khẩn, bão số 9, bão 2018

Phòng chống bão tại khu vực đất liền

Ngoài ra, Thủ tướng cũng đưa ra yêu cầu cụ thể đối với từng ban ngành để hoạt động ứng phó được toàn diện và hiệu quả nhất.

Xem toàn bộ công điện của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về ứng phó bão số 9 CongdiencuaThutuongdoiphovoibaoso9_20181122195430.pdf

Theo thống kê, hiện tổng số tàu cá có công suất từ 20 CV trở lên của 09 tỉnh từ Quảng Nam – TPHCM là 29.427 tàu cá, trong đó có 17.703 tàu có công suất từ 90 CV trở lên. Qua hệ thống giám sát tàu cá, hiện có 01 tàu cá của Bình Định (BĐ-98172-TS) trong vùng dự kiến bão ảnh hưởng và đang di chuyển trú tránh. Có 27 khu neo đậu theo tiêu chuẩn với tổng công suất là: 22.527 tàu, đáp ứng 76% nhu cầu.

Nuôi trồng thuỷ sản tập trung rất lớn: 11.327 ha và 2,019 triệu m3 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản (năm 2017 là 3,077 triệu m3).

Do đó, công tác phòng chống, ứng phó ở các địa phương phải khắc phục triệt để tâm lý chủ quan, để giảm thiểu thấp nhất nhiệt hại do cơn bão gây ra, đặc biệt là các hiện tượng lũ quét, sạt lở đất do mưa bão.

Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, bão càng gần bờ càng di chuyển chậm và càng vào bờ thì gió bão càng mạnh hơn, nguy hiểm hơn. Vùng dự báo bão đổ bộ là các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận trong khoảng đêm và sáng 24/11. Bão sẽ cập bờ với cường độ gió mạnh cấp 9 - 10, giật cấp 11 - 12.

Hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh sẽ gây ra đợt mưa lớn ở các tỉnh bắc Tây Nguyên, nam Trung bộ, Nam bộ, phổ biến từ 100 - 200 mm. Trong đó, vùng trọng tâm mưa sẽ là từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa rất to với lượng mưa 300 - 500 mm, có nơi mưa có thể lên 600 mm.

Trong ngày 25/11, khu vực này sẽ có mưa rất to với tổng lượng mưa dự báo lên tới 200 - 300 mm/24 giờ. “Bão đổ bộ vào bờ vào thời điểm sáng sớm, triều cường và nước biển dâng do bão cao khoảng 1 m sẽ là tình huống nguy hiểm ở các vùng ven biển”, ông Cường cảnh báo.

Ông Nguyễn Xuân Cường lưu ý, cơn bão này có đường đi, quỹ đạo và mạnh tương đương cơn bão số 12 năm 2017, từng gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Khánh Hoà và các tỉnh Nam trung bộ.

Dự báo thời tiết: Bão số 9 đổ bộ vào Nam Trung bộ vào tối 24/11, mưa lớn từ Huế đến Nam Bộ - Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với rìa phía Tây hoàn lưu bão số 9, từ sáng mai ở vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận có gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9; biển ...

Áp thấp sẽ tiến gần bờ biển các tỉnh Nam Trung Bộ trong khoảng 2-3 ngày nữa - Hồi 13 giờ ngày 20/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,4 độ Vĩ Bắc; 127,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển miền Trung Philippines khoảng 300km về phía Đông Đông Nam.

Áp thấp có cường độ rất phức tạp, có thể gây mưa to – TPHCM gấp rút ứng phó - Áp thấp nhiều khả năng sẽ mạnh lên thành bão số 9, ảnh hưởng chủ yếu đến các tỉnh Nam Trung Bộ và khu vực Nam Bộ.