Chờ...

Tin nóng sáng 13/2: TPHCM sẽ ngưng hàng loạt bệnh viện Covid-19

(VOH) - TPHCM sẽ ngưng hàng loạt bệnh viện Covid-19; Bà Rịa-Vũng Tàu có ca mắc COVID-19 tăng ở học sinh và giáo viên; Hà Nội cho phép chạy toàn bộ 121 tuyến xe buýt là những tin đáng chú ý sáng nay.

TIN TRONG NƯỚC

TPHCM: Sẽ ngưng hàng loạt bệnh viện Covid-19 vì số F0 điều trị mỗi ngày dưới 1.000 ca
TPHCM: Sẽ ngưng hàng loạt bệnh viện Covid-19 vì số F0 điều trị mỗi ngày dưới 1.000 ca

TPHCM: Sẽ ngưng hàng loạt bệnh viện Covid-19 vì số F0 điều trị mỗi ngày dưới 1.000 ca

Sở Y tế trình UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương sắp xếp lại các bệnh viện điều trị Covid-19 trên địa bàn vì số ca mắc Covid-19 tại các bệnh viện hiện giảm xuống dưới 1.000 ca/ngày, số ca nặng và tử vong cũng liên tục giảm thấp.

Các bệnh viện như: Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện An Bình, Bệnh viện H.Củ Chi, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố và Bệnh viện điều trị Covid-19 Lê Minh Xuân sẽ phục hồi công năng và thành lập khoa hoặc đơn vị Covid-19.

Ngưng hoạt động Trung tâm hồi sức COVID-19 lớn nhất nước đặt tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, đưa nơi này tiếp nhận, chăm sóc, điều trị người bệnh mắc các bệnh lý ung bướu. Tạm ngưng hoạt động Bệnh viện dã chiến số 6, số 8, số 12.

Dù nhiều bệnh viện giải tán, ngưng tiếp nhận Covid-19, nhưng khi cần thiết, trong vòng 24 giờ, Sở Y tế TP.HCM sẽ kích hoạt lại các bệnh viện điều trị Covid-19 tạm ngưng hoạt động này.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Số ca mắc COVID-19 tăng trở lại, tập trung ở nhóm học sinh và giáo viên

Tính từ 18h ngày 11/2 đến 18h ngày 12/2, Bà Rịa-Vũng Tàu ghi nhận 117 ca nghi mắc COVID-19 mới đang chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết hiện nay số ca mắc mới có chiều hướng tăng trở lại, tập trung chủ yếu ở nhóm học sinh và giáo viên qua xét nghiệm sàng lọc theo kế hoạch quay trở lại trường để dạy và học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Nguy cơ dịch bệnh bùng phát trên diện rộng trong thời gian tới là rất cao.

Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe... nhất là khi đưa học sinh trở lại học tập trực tiếp tại trường, người lao động trở lại làm việc sau Tết. Đồng thời, tập trung lực lượng tổ chức tiêm vắc xin mũi 3 cho các đối tượng đủ điều kiện tiêm phòng trên tinh thần vắc xin phân bổ tới đâu phải tiêm hết tới đó.

Lâm Đồng thanh tra việc mua sắm thiết bị y tế, kit xét nghiệm của Việt Á
Lâm Đồng thanh tra việc mua sắm thiết bị y tế, kit xét nghiệm của Việt Á

Lâm Đồng: Tổ chức thanh tra việc mua sắm thiết bị y tế, kit xét nghiệm của Việt Á

Vừa qua, ông Nguyễn Ngọc Ánh, Chánh thanh tra tỉnh Lâm Đồng, cho biết đã thành lập đoàn thanh tra để thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Niên độ thanh tra từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2021. Việc thanh tra sẽ được thực hiện tại CDC tỉnh, các bệnh viện, trung tâm y tế có liên quan và kết thúc trong tháng 3/2022.

Trước đó, CDC Lâm Đồng và Bệnh viện II Lâm Đồng đã mua tổng cộng 47.000 bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty CP công nghệ Việt Á với tổng giá trị khoảng 18 tỉ đồng.

Nghệ An: Cấm buôn bán thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir
Nghệ An: Cấm buôn bán thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir

Nghệ An: Cấm buôn bán thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir

Sở Y tế Nghệ An vừa ra văn văn bản yêu cầu các cơ sở kinh doanh dược phẩm trên địa bàn không được kinh doanh thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19.

Sở Y tế Nghệ An cho biết, Molnupiravir là thuốc đang thử nghiệm lâm sàng, chưa được cấp phép lưu hành, chỉ được dùng miễn phí cho bệnh nhân Covid-19 tham gia chương trình nghiên cứu. Việc mua bán, sử dụng sai mục đích thuốc Molnupiravir là vi phạm pháp luật và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân, giảm hiệu quả phòng, chống dịch Covid-19.

Đến nay, đã có 51 tỉnh, thành phố trong nước sử dụng thuốc Molnupiravir trong điều trị các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ tại cộng đồng có kiểm soát do Bộ Y tế cung cấp.

Hải Dương: Số ca mắc COVID-19 liên tiếp tăng cao

Tối qua 12/2, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hải Dương thông tin, trong ngày địa phương tiếp tục ghi nhận số ca F0 tăng cao, gần 1.700 trường hợp. Như vậy trong 5 ngày sau Tết (từ 7-12/2), tỉnh Hải Dương đã ghi nhận hơn 6.200 ca mắc COVID-19.

Dự báo những ngày tới số ca mắc COVID-19 còn tăng do nhiều bệnh nhân không có triệu chứng, nguồn lây tiềm ẩn trong cộng đồng, tần suất di chuyển và mức độ giao lưu cao.

Trước diễn biến mới, Tỉnh Hải Dương yêu cầu các sở ban ngành, huyện thị thành trên địa bàn siết chặt các biện pháp phòng chống dịch trong cộng đồng, cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, trường học… Khuyến khích người dân tự làm xét nghiệm khi thấy dấu hiệu ho sốt, khó thở, mất khứu giác.

Hà Nội: Cho phép chạy toàn bộ 121 tuyến xe buýt trợ giá, không hạn chế công suất từ 13/2
Hà Nội: Cho phép chạy toàn bộ 121 tuyến xe buýt trợ giá, không hạn chế công suất từ 13/2

Hà Nội: Cho phép chạy toàn bộ 121 tuyến xe buýt trợ giá, không hạn chế công suất từ 13/2

Do không còn phường, xã nào có dịch cấp độ 3, cấp độ 4 nên từ ngày 13/2, Hà Nội cho chạy đủ 121 tuyến xe buýt trợ giá với 100% công suất, không giãn cách chỗ ngồi.

Trước đó, từ ngày 8/2, Hà Nội đã cho phép 118 tuyến xe buýt trợ giá có điểm đầu, cuối nằm trên địa bàn các xã, phường, thị trấn được đánh giá cấp độ dịch ở mức 1, 2 hoạt động với 100% công suất và không thực hiện giãn cách chỗ ngồi trên xe.