Tin tức dịch bệnh Covid-19 27/12: Việt Nam về đích sớm trong bao phủ vắc xin phòng COVID-19

(VOH) - TPHCM có 47 ca F0 ở trường học sau 2 tuần; Thông tin có ca mắc COVID-19 do Omicron là giả mạo; Việt Nam về đích sớm trong bao phủ vắc xin phòng COVID-19 là những tin đáng chú ý vào cuối ngày.

TIN TRONG NƯỚC

TPHCM ghi nhận 47 ca F0 ở trường học sau 2 tuần
TPHCM ghi nhận 47 ca F0 ở trường học sau 2 tuần

TPHCM ghi nhận 47 ca F0 ở trường học sau 2 tuần

Sau hai tuần dạy học trực tiếp, TP.HCM ghi nhận 47 ca F0 tại cơ sở giáo dục ở 15 quận, huyện. Trong đó, 40 ca là học sinh.

Đó là thông tin được ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP.HCM, cho biết tại cuộc họp báo định kỳ chiều 27/12.

Cụ thể, số liệu trên được thống kê đến ngày 23/12. Tất cả trường hợp F0 đều được xử lý theo quy trình và có thông báo cho phụ huynh. Việc học diễn ra theo đúng kế hoạch của Sở GD&ĐT TP.HCM. Kết thúc hai tuần thí điểm, học sinh lớp 9 và 12 tiếp tục đến trường.

Sau khi tổng kết, đánh giá quá trình thí điểm, Sở GD&ĐT TP.HCM đã báo cáo UBND TP.HCM phương án mở rộng quy mô cho học sinh đến trường và lộ trình cụ thể. UBND TP.HCM sẽ sớm công bố trong vài ngày tới.

TPHCM: Thông tin có ca mắc COVID-19 mang biến thể Omicron là không chính xác
TPHCM: Thông tin có ca mắc COVID-19 mang biến thể Omicron là không chính xác

TPHCM: Thông tin có ca mắc COVID-19 mang biến thể Omicron là không chính xác

Ngày 27/12, một thông tin được lan truyền trên mạng xã hội, qua xét nghiệm bằng kỹ thuật PCR, Bệnh viện FV đã phát hiện một bệnh nhân dương tính COVID-19 với biến thể Omicron, tuy nhiên tin đồn này là thất thiệt, sai sự thật. Bệnh viện FV cho biết không cấp giấy xác nhận khi một bệnh nhân đến xét nghiệm COVID-19 và có kết quả dương tính. 

Khi bệnh nhân có kết quả dương tính với COVID-19, FV thực hiện quy trình thông báo ngay cho bệnh nhân, sau đó báo cáo chi tiết cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC). 

Bệnh viện khẳng định không kết luận trường hợp nào liên quan đến chủng Omicron, kể cả trường hợp mắc mới hay tái nhiễm như thông tin lan truyền. Bệnh viện đang làm các thủ tục để công bố trên trang web của đơn vị và truyền thông. Theo nguồn tin, việc xác định ca mắc thuộc biến chủng gì cần phải trải qua quy trình giải mã trình tự gene, không thể thông qua xét nghiệm PCR mà có thể xác định được.

TPHCM: hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày cho F0

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh cho biết, các đối tượng nhận hỗ trợ gồm trẻ em (người dưới 16 tuổi), người cao tuổi, người khuyết tật và người điều trị, cách ly do nhiễm COVID-19 là F0, F1. 

Đối với trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật là F0 được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người. Mức hỗ trợ áp dụng cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh cách ly, điều trị từ 27/4 đến 31/12. Thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị nhưng không quá 45 ngày.

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ bao gồm:

- Danh sách F0 đủ điều kiện hưởng chính sách theo mẫu tại quyết định 23 của Thủ tướng.

- Giấy ra viện hoặc giấy chứng tử của cơ sở y tế hay văn bản xác nhận của cơ sở y tế.

- Bản sao một trong các giấy tờ như giấy chứng sinh, giấy khai sinh, hộ chiếu, CMND/CCCD, thẻ BHYT, giấy xác nhận mức độ khuyết tật.

- Phiếu thu hoặc biên lai hay giấy xác nhận thu tiền ăn tại cơ sở cách ly đối với F1 đã kết thúc cách ly tại cơ sở cách ly trước ngày 6/11.

TP.HCM: F0 nhóm nguy cơ được phát Molnupiravir ngay dù không triệu chứng
TP.HCM: F0 nhóm nguy cơ được phát Molnupiravir ngay dù không triệu chứng

TP.HCM: F0 nhóm nguy cơ được phát Molnupiravir ngay dù không triệu chứng

Theo đó, Sở Y tế TP yêu cầu tất cả những trường hợp F0 thuộc nhóm nguy cơ (F0 là người trên 65 tuổi, có bệnh nền) phải được uống gói thuốc C Molnupiravir ngay trước khi đi cách ly và không cần có triệu chứng. Đối với F0 không thuộc nhóm nguy cơ, tiến hành cấp thuốc khi có triệu chứng nhẹ.

Bên cạnh đó, Sở Y tế yêu cầu xác quận, huyện cần đẩy nhanh tiêm mũi 3 (gồm mũi bổ sung và mũi nhắc lại), hoàn tất tiêm trong tháng 1/2022, triển khai đồng thời với cả nhóm nguy cơ và không nguy cơ. Mũi 3 thực hiện cách thời gian tiêm mũi 2 khoảng thời gian 3 tháng.

Trong khi đó, tất cả F0 vừa hoàn thành đợt điều trị được tiêm ngay, không cần chờ đủ thời gian 6 tháng sau nhiễm Covid-19.

Việt Nam về đích sớm trong việc bao phủ vắc xin phòng COVID-19
Việt Nam về đích sớm trong việc bao phủ vắc xin phòng COVID-19

Việt Nam về đích sớm trong việc bao phủ vắc xin phòng COVID-19

Tính đến 27/12, Việt Nam đã tiêm hơn 144 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 và trở thành 1 trong 63 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới đã bao phủ 2 mũi tiêm chủng vắc xin cho 66% dân số.

Tỉ lệ này đã vượt mức mục tiêu mà Tổ chức Y tế thế giới - WHO đề ra đến hết năm 2021: 40% dân số của mỗi quốc gia được tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Tính về số liều vắc xin đã được tiêm thì Việt Nam xếp thứ 8 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Mexico, Pakistan, Đức. Trong số 8 nước này mới chỉ có Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Việt Nam đạt được mục tiêu bao phủ 2 mũi vắc xin cho gần 70% dân số.

Việc tiêm đủ liều vắc xin cơ bản phòng COVID-9 đang giúp tỉ lệ tử vong do COVID-19 tại Việt Nam ở mức thấp, chiếm 1,9% ca bệnh.

Học sinh nhiều tỉnh thành đi học trở lại 

Hôm nay, một số địa phương cho học sinh đi học trở lại vào những ngày cuối của năm 2021. Trong khi đó, một số tỉnh, thành đang lên phương án cho học sinh đến trường vào đầu năm 2022.

Học sinh lớp 6, 7, 8, 10, 11 ở TP. Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) trở lại trường học trực tiếp bắt đầu từ hôm nay. Trước đó, học sinh lớp 9 và lớp 12 đã đến trường từ ngày 20/12, trong khi học sinh toàn thành phố sẽ đến trường từ ngày 3/1/2022.

Ngày 27/2, học sinh cấp tiểu học và học sinh khối 6, 7, 8 cấp THCS của TP. Vinh (Nghệ An) được trở lại trường học trực tiếp sau 4 tháng học trực tuyến. TP. Vinh được phân loại cấp độ dịch được xác định ở cấp độ 2.

Trà Vinh quyết định đối với khối lớp 9 và khối lớp 12 sẽ thực hiện thí điểm việc tổ chức dạy học trực tiếp kể từ ngày 27/12 cho học sinh đang cư trú địa bàn được đánh giá cấp độ dịch 1,2 và học sinh không thuộc diện F0, F1. Đối với các Khối lớp 6,7,8 cấp THCS và khối lớp 10,11 cấp THPT, tất cả học sinh tiếp tục học trực tuyến. 

Tại Lâm Đồng: Kể từ 27/12, các cơ sở giáo dục tiểu học tổ chức cho học sinh đi học trực tiếp và triển khai kế hoạch giáo dục đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19. Riêng đối với lớp 1 và lớp 2 cần tổ chức dạy, ôn tập các kiến thức cơ bản cho học sinh như các kĩ năng đọc, viết và tính toán trước khi dạy học tiếp theo.

Hôm nay, học sinh khối 9 và 12 tại TP.HCM vẫn học trực tiếp. Thành phố sẽ có phương án mở rộng dần dần đối tượng được đi học trở lại, đưa cuộc sống trở lại bình thường, đưa việc học tập của học sinh về bình thường nhất có thể.

Trong tuần này, Sở GD&ĐT TP. HCM và Sở Y tế TP.HCM sẽ có báo cáo, đề xuất lãnh đạo TP.HCM tổ chức cho học sinh các khối lớp khác đi học trở lại từ 3/1.

Long An: Từ 3/1/2022, học sinh tiểu học và mầm non đi học trở lại trong khi học sinh THPT đến trường từ ngày 6/12 và THCS từ ngày 20/12.

Dự kiến, học sinh tỉnh Sóc Trăng trở lại trường học trực tiếp từ ngày 4/1/2022 đối với cấp THPT, ngày 10/1 đối với cấp THCS, cấp tiểu học và mầm non từ 14/2.

Còn tại Hà Nội, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, để bảo đảm an toàn, trên địa bàn các xã, phường, thị trấn nếu có mức độ dịch cấp độ 3 thì cho học sinh lớp 9 và học sinh lớp 12 tạm dừng đến trường học trực tiếp, chuyển sang phương án dạy, học trực tuyến kể từ ngày 27/12 cho đến khi có thông báo mới.

Kiểm tra an toàn thực phẩm Tết 2022 tại 12 tỉnh thành
Kiểm tra an toàn thực phẩm Tết 2022 tại 12 tỉnh thành

Kiểm tra an toàn thực phẩm Tết 2022 tại 12 tỉnh thành

Bộ Y tế vừa quyết định thành lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm, kiểm tra tại 12 tỉnh, thành trọng điểm trong dịp Tết năm nay.

Các đoàn sẽ tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, các làng nghề chế biến thực phẩm , các tỉnh có cửa khẩu, các thành phố lớn với mục tiêu bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm. Đồng thời tăng cường kiểm soát, xử lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nhâm Dần.

Cùng với các đoàn liên ngành trung ương, địa phương cũng sẽ thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành ở các cấp, tổ chức kiểm tra từ 5/1/2022 đến 12/3/2022.

Bình Dương: đến tận nhà dân để tiêm vắc xin

Số ca mắc COVID-19 diễn biến nặng và tử vong ở Bình Dương hầu hết rơi vào trường hợp người chưa tiêm vắc xin. Ngành y tế tỉnh đang rà soát, tiêm ngay cho các trường hợp chưa được tiêm đủ liều, nhất là đối với người cao tuổi, người mắc bệnh nền. Ngoài việc tổ chức điểm tiêm cố định thường xuyên, ngành y tế cử lực lượng 'đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người' để tiêm vắc xin cho người dân. 

Ngày 27/12, TS.BS Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương thông tin, số ca mắc COVID-19 mới những ngày gần đây ở địa phương có xu hướng giảm. Trung bình mỗi ngày, Bình Dương ghi nhận từ trên 100 đến 300 ca. Tuy nhiên, số ca tử vong mỗi ngày còn ở mức cao (từ 10 đến 20 ca).

Theo ông Chương, nguyên nhân  ca mắc COVID-19 còn cao do tâm lý người dân chủ quan, lơ là cho rằng đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh nên không thực hiện nghiêm các khuyến cáo của ngành y tế.

Lâm Đồng dừng toàn bộ các chốt kiểm soát dịch COVID-19 liên tỉnh
Lâm Đồng dừng toàn bộ các chốt kiểm soát dịch COVID-19 liên tỉnh

Lâm Đồng dừng toàn bộ các chốt kiểm soát dịch COVID-19 liên tỉnh

Lâm Đồng vừa quyết định dừng hoạt động các chốt kiểm soát dịch COVID-19 liên tỉnh; đồng thời yêu cầu các huyện, thành phố không được áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trái với những quy định hiện hành của Chính phủ và Bộ, ngành chức năng.

Tính đến chiều qua (26/12), tỉnh này còn 2 chốt kiểm soát dịch bệnh liên tỉnh đang hoạt động. Chốt số 1 nằm trên đèo chuối (quốc lộ 20, thuộc địa bàn huyện Đạ Huoai) nhằm kiểm soát người và phương tiện từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam vào Lâm Đồng.

Chốt số 2 nằm trên Quốc lộ 27C (xã Đạ Chái, huyện Lạc Dương) kiểm soát người dân vào địa phương từ hướng tỉnh Khánh Hòa.

Bình Phước lên phương án điều trị trong tình huống bệnh nhân COVID-19 tăng cao
Bình Phước lên phương án điều trị trong tình huống bệnh nhân COVID-19 tăng cao

Bình Phước lên phương án điều trị trong tình huống bệnh nhân COVID-19 tăng cao

Bình Phước vừa có quyết định phê duyệt phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi số ca bệnh COVID-19 đang điều trị trên địa bàn tỉnh từ 10.000 đến 20.000 ca bệnh.

Cụ thể, nâng cao năng lực thu dung, điều trị theo mô hình "tháp 3 tầng" và nguyên tắc "4 tại chỗ", hướng đến điều trị bệnh nhân COVID-19 thể nặng và nguy kịch, hạn chế tối đa tử vong. Đẩy mạnh triển khai thực hiện quản lý, điều trị người nhiễm COVID-19 không triệu chứng, mức độ nhẹ tại nhà, tại nơi lưu trú và tại doanh nghiệp.

Tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi bổ sung, mũi nhắc lại đảm bảo hiệu quả; tăng cường quản lý rủi ro tiêm chủng. Đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ tỉnh Bình Phước về lực lượng, trang thiết bị y tế, hướng dẫn điều trị bệnh nhân COVID-19.

Hà Nội yêu cầu các bệnh viện không từ chối bệnh nhân COVID-19
Hà Nội yêu cầu các bệnh viện không từ chối bệnh nhân COVID-19

Hà Nội yêu cầu các bệnh viện không từ chối bệnh nhân COVID-19

Ngày 27/12, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập triển khai các giải pháp giảm nguy cơ tử vong do COVID-19.

Theo văn bản do phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng ký, với ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh xác định nhiễm COVID-19, Sở Y tế TP yêu cầu cần được phân loại, đánh giá nguy cơ, chẩn đoán, đánh giá mức độ lâm sàng để phân luồng, chuyển tuyến, tiếp nhận, điều trị kịp thời.

Đặc biệt, tất cả các bệnh viện được yêu cầu không từ chối việc tiếp nhận bệnh nhân nặng, nguy kịch, đảm bảo người bệnh được chuyển đến cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất.

TIN THẾ GIỚI

Singapore tăng cường các biện pháp phòng chống biến thể Omicron
Singapore tăng cường các biện pháp phòng chống biến thể Omicron

Singapore tăng cường các biện pháp phòng chống biến thể Omicron

Bộ Y tế Singapore đã công bố một số biện pháp mới, điều chỉnh chính sách phòng dịch COVID-19 để đối phó với biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2. 

Theo đó, họ thực hiện chương trình phục hồi tại nhà, hoặc được điều trị tại các cơ sở chăm sóc cộng đồng và bệnh viện, thay vì phải cách ly tại các cơ sở chuyên dụng như trước đây. Thời gian điều trị là 10 ngày đối với những người đã tiêm vaccine và trẻ em dưới 12 tuổi, hoặc 14 ngày đối với những người chưa được tiêm phòng. Những người tiếp xúc gần với các trường hợp nhiễm Omicron sẽ nhận được cảnh báo rủi ro sức khỏe trong 7 ngày và được yêu cầu tự làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên hằng ngày trước khi ra khỏi nhà.

Hàn Quốc phê chuẩn thuốc viên dạng uống để điều trị COVID-19

Cơ quan an toàn dược phẩm Hàn Quốc hôm qua, đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với thuốc kháng virus Paxlovid của hãng dược phẩm Pfizer để điều trị COVID-19.

Đây là loại thuốc dạng uống đầu tiên được cấp phép sử dụng trong điều trị

COVID-19 ở nước này. Paxlovid được dùng để điều trị các triệu chứng nhẹ và vừa ở bệnh nhân COVID-19 trong bối cảnh nguy cơ nhập viện và tử vong đang gia tăng. Đây là liệu pháp kháng virus dựa trên nguyên lý kiềm chế enzyme, chuyên dùng bằng đường uống và sử dụng vào lúc có dấu hiễu nhiễm đầu tiên hoặc khi có cảnh báo phơi nhiễm.

Mỹ giám sát hơn 60 du thuyền có ca mắc COVID-19
Mỹ giám sát hơn 60 du thuyền có ca mắc COVID-19

Mỹ giám sát hơn 60 du thuyền có ca mắc COVID-19

Theo Hãng tin AFP, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ thông báo đang giám sát hơn 60 du thuyền đã ghi nhận ca mắc COVID-19. Một số trong đó đã bị từ chối cập cảng ở vùng biển Caribê.

Đài CNN cho biết ngành du thuyền của Mỹ đã nối lại hoạt động vào mùa hè năm nay với các yêu cầu về tiêm chủng và nhiều biện pháp khác nhằm kiểm soát sự lây lan của COVID-19.

Mặc dù các du thuyền của Mỹ vẫn ghi nhận ca nhiễm từ đó tới nay, CNN nhận định tỉ lệ du thuyền buộc phải thay đổi hành trình có vẻ đã tăng lên gần đây. Dù vậy, vấn đề hiện nay vẫn chưa nghiêm trọng như hồi tháng 3-2020, khi ngành công nghiệp này phải đóng cửa giữa thời điểm căng thẳng của đại dịch.

Mỹ thiếu máu dự trữ chưa từng có trong 30 năm 

Các ngân hàng dự trữ máu của Mỹ đang đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung nghiêm trọng, khi đại dịch COVID-19 làm giảm lượng máu hiến tặng và gây gián đoạn nguồn cung.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng thiếu máu dự trữ là do những hạn chế về giãn cách xã hội và làm việc từ xa. Nhiều doanh nghiệp và các trường học đã phải hủy bỏ lịch tổ chức hiến máu thông thường của họ. Hơn nữa, trận lốc xoáy lịch sử xảy ra hôm 10/12 đã khiến hàng trăm người bị thương ở khắp các vùng miền trung nước Mỹ, bao gồm Kentucky, làm ảnh hưởng đến kho máu dự trữ vốn đang rất ít ỏi.

Một số bệnh viện cho biết họ buộc phải dự trữ máu cho riêng mình và siết chặt hơn việc cung cấp máu dự trữ.

Trung Quốc phun khử khuẩn quy mô lớn ở Tây An
Trung Quốc phun khử khuẩn quy mô lớn ở Tây An

Trung Quốc phun khử khuẩn quy mô lớn ở Tây An

Đường phố, các tòa nhà và kể cả không gian mở ở Tây An đã được phun khử khuẩn toàn diện vào tối ngày 26/12. Đây là một phần trong một nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh nhằm kiểm soát ổ dịch đang bùng phát ở thành phố 13 triệu dân này.

Biện pháp mạnh tay tiếp tục được tăng cường trong ngày 27/12, khi Tây An triển khai vòng xét nghiệm diện rộng lần thứ 4, áp dụng biện pháp hạn chế tăng cường trong bối cảnh mà nhà chức trách nhận định rằng ổ dịch trong thành phố diễn biến phức tạp, số ca lây nhiễm cộng đồng có thể còn đứng ở mức cao trong một vài ngày tới.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng viêm cho trẻ nhiễm COVID-19
Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng viêm cho trẻ nhiễm COVID-19

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng viêm cho trẻ nhiễm COVID-19

Ca nhiễm COVID-19 tại Hà Nội liên tục lập đỉnh, nhiều phụ huynh tại Hà Nội đang tích trữ thuốc và sử dụng tùy tiện cho con. Trong khi đây là đối tượng dễ bị tổn thương đến sức khỏe nếu sử dụng thuốc không đúng cách.

Đó là nhận định của BS.CKI Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng. Bác sĩ Hoàng cho biết trong quá trình tư vấn cho F0 điều trị tại nhà nhận thấy nhiều gia đình tự mua thuốc và sử dụng các loại thuốc kháng viêm cho trẻ em.

Nhiều F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ cũng sử dụng thuốc, đặc biệt trẻ em dưới 12 tuổi cũng sử dụng. Việc sử dụng thuốc tùy tiện rất nguy hiểm, có thể xảy ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bác sĩ Hoàng khuyến cáo với trẻ em khi bị nhiễm COVID-19, các gia đình cần theo dõi trẻ thường xuyên. Khi trẻ chưa có biểu hiện gì chỉ cần theo dõi sức khỏe, ăn uống bổ sung và súc họng bằng nước súc họng mà Bộ Y tế đã khuyến cáo.

Trong trường hợp trẻ có biểu hiện ho, sốt… hoặc khi có biểu hiện gì thì chỉ cần điều trị biểu hiện đó. Ví dụ, trẻ ho thì cho dùng thuốc điều trị ho, sốt cao 38,5 độ thì dùng thuốc hạ sốt. Chủ yếu không để trẻ bị mất nước, duy trì chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao theo tùy thể trạng.

"Với trẻ béo phì mắc COVID-19 có nguy cơ chuyển nặng cao hơn, gia đình cần theo dõi và chuyển đến cơ sở y tế để theo dõi điều trị. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, phải điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Nếu sử dụng tùy tiện, không đúng liều lượng có thể khiến bệnh tình không thuyên giảm mà còn nặng hơn", bác sĩ Hoàng nhấn mạnh.

Hiện tại, trong gói thuốc B của Sở Y tế Hà Nội cấp phát cho F0 là thuốc kháng viêm và thuốc chống đông chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt. Người bệnh khi cảm thấy khó thở, hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, đo SpO2 dưới 96% phải liên hệ với cán bộ y tế địa phương.

Bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, nếu có chỉ định nhập viện, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng 1 liều duy nhất trước khi chuyển viện.

Sở Y tế Hà Nội cũng lưu ý không sử dụng các thuốc nhóm B cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, người có mắc một trong những bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu và các bệnh lý dễ gây chảy máu khác. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân dựa theo đơn thuốc này để tự mua phòng tránh tại nhà. 

Theo khuyến cáo của khoa dược, Bệnh viện Nhân dân 115, corticoid làm giảm chức năng miễn dịch, nên người nhiễm virus sẽ càng có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 nặng hơn. Nhiễm trùng cơ hội, nhiễm nấm bởi corticoids làm giảm khả năng bảo vệ cơ thể nên các loại vi khuẩn, nấm... có cơ hội bùng phát.

Bình luận