Theo đó, Bộ chỉ số đánh giá gồm 10 chỉ số thành phần:
1. Số lượng công nhân làm việc tập trung của doanh nghiệp
2. Mật độ người lao động làm việc ở các phân xưởng
3. Người lao động rửa tay, có xịt nước sát khuẩn trước khi vào và ra khỏi phân xưởng
4. Tỷ lệ công nhân đeo khẩu trang trong lúc làm việc
5. Số công nhân được kiểm tra nhiệt độ trước khi vào phân xưởng
6. Khoảng cách công nhân ở nhà ăn
7. Số công nhân đi làm bằng xe đưa rước
8. Số khu vực (địa điểm đón, trả công nhân) công nhân ở trước khi đi làm (mỗi khu vực cách nhau từ 3 km trở lên)
9. Công ty phát khẩu trang cho công nhân mỗi ngày hoặc phát đủ khẩu trang giặt được
10. Công ty có làm ca đêm hay không (trừ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lương thực, thực phẩm, dược phẩm, xăng, dầu, điện, nước, nhiên liệu và trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19)
Ảnh minh họa: NDH
Nếu chỉ số rủi ro lây nhiễm bằng 10% là rất ít rủi ro, được hoạt động; dưới 30% là rủi ro lây nhiễm thấp, được hoạt động nhưng phải kiểm tra định kỳ để khắc phục các hạn chế ở chỉ số thành phần nào là cao nhất; từ 30% đến dưới 50% là rủi ro lây nhiễm trung bình, có thể được hoạt động với điều kiện không có chỉ số thành phần nào là 7 điểm trở lên; từ 50% đến dưới 80% là rủi ro lây nhiễm cao, phải có giải pháp giảm rủi ro mới được hoạt động; từ 80% đến 100% là rủi ro lây nhiễm rất cao, không được hoạt động.
UBND TPHCM cũng chỉ đạo Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp TP, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP, UBND các quận-huyện triển khai đến tất cả doanh nghiệp, cơ sở sản xuất về đánh giá theo Bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus Corona nói trên. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sẽ bị xử lý nghiêm nếu không đảm bảo công tác phòng, chống dịch.