Công tác ứng dụng công nghệ thông tin theo quy trình kết nối liên thông đã mang lại hiệu quả thiết thực. Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM thực hiện Tọa đàm: “TPHCM quyết tâm cải cách hành chính hướng tới đô thị thông minh” do nhóm phóng viên thời sự thực hiện, với sự tham dự của các vị khách mời: Ông Vũ Anh Khoa – Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 10; bà Võ Thị Trung Trinh – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố; bà Nguyễn Thị Thu Hường – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 1.
*VOH: Thưa quý vị! Để đánh giá và cho biết cụ thể hơn về kết quả công tác cải cách hành chính trong thời gian qua, xin mời bà Võ Thị Trung Trinh – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, thông tin rõ hơn?
Bà Võ Thị Trung Trinh: Thành phố tập trung các vấn đề cải cách sau. Thứ nhất, tập trung cải cách thể chế. Thứ hai là cải cách thủ tục hành chính. Thứ ba là cải cách tổ chức bộ máy. Thứ tư là xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức. Thứ năm là cải cách tài chánh công. Thứ sáu là hiện đại hóa nền hành chánh. Có sự phối hợp giữa các sở ngành với nội dung hiện đại hóa nền hành chánh. Thành phố tập trung cho nội dung triển khai công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử. Tính tới thời điểm tháng 6 năm 2020, Thành phố đã cung cấp được cho doanh nghiệp và người dân dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là 433 thủ tục hành chánh, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 235 thủ tục hành chánh. Tính đến ngày 20/8/2020, công tác rà soát thủ tục hành chánh của Thành phố là hiện nay thành phố có 1794 thủ tục hành chánh đang được công bố. Vừa qua, UBND Thành phố đã đẩy mạnh việc xây dựng các qui trình nội bộ để đẩy mạnh giải quyết các thủ tục hành chánh này. Từ 2015 đến nay, Thành phố đã triển khai đồng bộ các giải pháp phối hợp giữa công tác cải cách thủ tục hành chánh và công tác ứng dụng khoa học thông tin để việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Thành phố được liên thông, kết nối, đồng bộ, và nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp.
* VOH: Chúng ta vừa nghe một số kết quả chung của Thành phố về công tác cải cách hành chính của Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cụ thể ở từng địa phương, đơn vị, cũng có sự nỗ lực riêng để thực hiện công tác cải cách hành chính góp phần vào sự thành công chung đó. Xin mời bà Nguyễn Thị Thu Hường, Phó Chủ tịch UBND Quận 1 thông tin về kết quả cải cách hành chính tại đơn vị.
Bà Nguyễn Thị Thu Hường: Tại Quận 1, công việc cải cách hành chính được thực hiện vào những năm 1996. Từ đầu năm 2018, khi Thành phố tổ chức thí điểm đô thị thông minh thì đã chọn Quận 1 là một trong những đơn vị thực hiện thí điểm nội dung này. Một trong những nội dung đầu tư là việc ra mắt trung tâm điều hành đô thị thông minh, với hơn một ngàn đầu mắt camera và 128 đầu thu, kết nối tại các tuyến đường trên địa bàn Quận 1. Chúng tôi cũng mạnh dạn thí điểm, thực hiện các thủ tục hành chính không giấy trên các lĩnh vực, vừa hỗ trợ nhân dân, vừa tổ chức trong tiếp nhận hồ sơ hành chính và tuyên truyền hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến và nâng tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
* VOH: Và bây giờ chúng ta cùng nghe ông Vũ Anh Khoa – Chủ tịch UBND Quận 10 thông tin những kết quả về cải cách thủ tục hành chính tại đơn vị?
Ông Vũ Anh Khoa: UBND Quận 10 trong suốt thời gian qua, đặc biệt là trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, luôn xem lĩnh vực cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt. Chúng tôi đang tập trung nhiều nhất là liên quan cải cách thủ tục hành chính; rút ngắn được 105/206 thủ tục hành chính cấp quận, đạt 52%. Quan điểm UBND Quận 10 là làm sao rút ngắn được thời gian này cho người dân. Đối với việc dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4, xây dựng được 27 thủ tục hành chính đạt dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4, đạt khoảng 12% đối với thủ tục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 so với tổng thủ tục hành chính chúng ta đang có.
UBND Quận 10 phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố áp dụng thí điểm ISO điện tử cho 15 phường. Như vậy 119 thủ tục hành chính với cấp phường hiện nay Quận 10 đã ISO điện tử hết. Hiện nay, tất cả thủ tục hành chính cấp phường trong năm 2020 đã được áp dụng là dịch vụ công trực tuyến. Những nỗ lực của quận, phường trong cải cách thủ tục hành chính đem lại một số hiệu quả bước đầu, thể hiện thông qua việc đánh giá của người dân khi đến làm thủ tục hành chính của quận, phường của Quận 10 thì đều đạt 99% mức độ từ hài lòng trở lên. Vấn đề nữa mà chúng tôi quan tâm là hiện đại hóa công tác cải cách hành chính thì Quận 10 thời gian qua cũng đã học tập các mô hình liên quan đến xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh, kết nối được khoảng 500 camera ở các khu vực từ 15 phường về trung tâm điều hành đô thị thông minh cấp quận. Cũng như trung tâm này bước đầu đã kết nối được với trung tâm của thành phố, nhất là tổng đài 1022 để giải quyết các vấn đề những nhu cầu của người dân liên quan đến phản ánh, kiến nghị về các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
* VOH: Qua phần chia sẻ của các vị khách mời thì chúng ta phần nào nhìn được các kết quả khả quan qua thực hiện chương trình đột phá cải cách hành chính của Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, để lấy sự hài lòng của người dân là thước đo cho hiệu quả của công tác cải cách hành chính thì các đơn vị còn gặp những khó khăn gì và những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện?
Bà Nguyễn Thị Thu Hường: Khi nói đến cải cách hành chính, nói đến đô thị thông minh, chúng ta cũng phải đặt vấn đề về đội ngũ thông minh về người dân thông minh, doanh nghiệp thông minh. Phải có công tác về tập huấn, về đào tạo, về nâng chất đội ngũ để thích ứng được điều kiện, yêu cầu của thành phố trong việc mà xây dựng đô thị thông minh. Bên cạnh đó, công tác tổ chức thực hiện và tuyên truyền đôi lúc chúng tôi cũng có những khó khăn trong việc tiếp cận, tổ chức hoạt động, ở một số thủ tục còn những qui định có thay đổi, một số các cơ quan đơn vị thì cũng chưa chủ động trong việc rà soát, hay sửa đổi bổ sung các văn bản qui phạm pháp luật.
*VOH: Thưa ông Vũ Anh Khoa. Tại Quận 10, tỷ lệ hài lòng của người dân thì như thế nào?
Ông Vũ Anh Khoa: Tỷ lệ hài lòng của người dân trong dịch vụ hành chính thì như vậy quận phường đạt tỷ lệ 99% tỷ lệ hài lòng, c1p 1% tỷ lệ không hài lòng. Hiện nay, Thành phố chỉ đạo rất quyết liệt 2 vấn đề: Một là làm sao nâng số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 nhiều hơn nữa trong bộ thủ tục hành chính. Hai là làm sao đển người dân có số lượng và tỷ lệ hồ sơ được giải quyết dịch vụ công trực tuyến chiếm tỷ lệ ngày càng cao hơn so với việc là giải quyết thông qua hồ sơ giấy thông thường. Tuy nhiên, hiện nay, Quận 10 mặc dù có 27 thủ tục hành chính công mức độ 3,4 đã được ban hành và áp dụng nhưng tỷ lệ hồ sơ vẫn chưa đạt như mong muốn. Thì đó là thách thức lớn. Cái vấn đề thứ 3 là các thủ tục chúng ta đều niêm yết công khai nhưng mà tỷ lệ hồ sơ phải làm đi làm lại trong một tỷ lệ hồ sơ, dĩ nhiên có nhiều nguyên nhân, nhưng mà làm sao thủ tục hành chính chúng ta cung cấp nó phải công khai hơn và đảm bảo yêu cầu chỉ hướng dẫn và trả hồ sơ một lần. Vấn đề nữa là làm hồ sơ liên quan thủ tục liên thông. Thành phố chúng ta ban hành ít nhất là 16 thủ tục liên thông đối với cấp quận và cấp phường. Tuy nhiên việc này trong quá trình thực hiện nhiều khi còn chậm so với yêu cầu thực tiễn.
*VOH: Thưa bà Võ Thị Trung Trinh, bà có nhận định ra sao về tỷ lệ hài lòng của người dân trong công tác cải cách hành chính?
Bà Võ Thị Trung Trinh: Đối với tỷ lệ hài lòng của người dân thì hiện nay Thành phố đang triển khai có 2 hệ thống chính. Thứ nhất là hệ thống tập trung tại thành phố hoặc thông qua các thiết bị như máy tính bảng, kios thông tin được bố trí tại bộ phận một cửa tại các đơn vị. Hình thức hai là Thành phố phối hợp với Mặt trận Tổ quốc có đánh giá độc lập về tỷ lệ hài lòng của người dân. 2 tỷ lệ trên có một độ vênh nhất định. Tuy nhiên, trên tinh thần Thành phố rất cầu thị, tất cả những cải cách, tất cả những đổi mới trong ứng dụng đều tập trung mục đích là làm sao nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo để thực hiện công tác cải cách của mình. Chổ chị Hường Quận 1 và anh Khoa Quận 10 có trao đổi đó là sự phối hợp giữa các đơn vị trong giải quyết thủ tục hành chánh. Đây là thực trạng mà Thành phố đang muốn tháo bỏ. Vừa rồi, Thành phố cũng có ban hành qui trình về nội bộ để đảm bảo sự liên thông kết nối đó. Cũng như về mặt kỹ thuật chúng ta trang bị những giải pháp đó để làm sao các đơn vị dễ dàng trao đổi thông tin với nhau trên môi trường điện tử, để có thông tin cung cấp cho người dân và doanh nghiệp. Một khó khăn mà tôi đánh giá ở mức độ cao hơn là sự đồng bộ liên thông giữa các hệ thống ứng dụng của trung ương và địa phương. Một điều mà tôi đánh giá, hiện nay, các quận huyện gặp phải nhiều hơn là các sở ngành đó là tăng được tỷ lệ người dân và doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ công trực tuyến. Nếu như từng địa phương, quận huyện, đơn vị chúng ta có những giải pháp thiết thực, thì vấn đề người dân, doanh nghiệp họ sẽ tin tưởng, và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến do dơn vị mình cung cấp.
*VOH: Xin cảm ơn bà Võ Thị Trung Trinh.