Tránh chồng chéo, phân tán chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số

(VOH) - Sáng nay (1/11), Quốc hội tiếp tục thảo luận về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu đánh giá: Khi triển khai, đề án sẽ góp phần tránh được tình trạng chồng chéo trong việc ban hành các chính sách làm phân tán hiệu quả đầu tư nguồn lực của Nhà nước, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 

Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị đề án phải hướng đến mục tiêu chính là phải tích hợp các nội dung chính sách, thu gọn đầu mối quản lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp.

Đại biểu Nguyễn Trọng Nghĩa – Đoàn Tiền Giang cho rằng: “Đề án đã thể hiện rất rõ mọi mặt của các vấn đề, trong đó có vấn đề an ninh quốc phòng. Có thể nói đây là địa bàn rất quan trọng trong an ninh quốc phòng. Quân đội cần tăng cường sản xuất kinh tế để đảm bảo thế trận quốc phòng toàn dân”.

Đồng tình với 11 chính sách với 8 dự án thành phần của đề án, đại biểu Ka Hờ Hoa - Đoàn Đắk Nông đề nghị, cần nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh nội dung chính sách nào thực hiện trước và nội dung nào thực hiện sau và thực hiện cả chu kỳ của dự án nhằm đem lại hiệu quả cao nhất khi đề án đi vào hoạt động, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Bà Ka Hờ Hoa cho rằng: “Cần ưu tiên phát triển cho những dự án liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng. Có cơ chế phát triển nhà ở hợp lý để đảm bảo ổn định đời sống người dân. Có chế độ phát triển nguồn nhân lưc tại địa phương để tạo động lực phát triển”.

Về kinh phí thực hiện đề án, đại biểu Vương Văn Sán – Đoàn Lào Cai cho rằng: Giải pháp huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội, trong đó sự vươn lên của người dân giữ vai trò quan trọng, nguồn ngân sách nhà nước là quyết định.

Sau khi các đại biểu thảo luận, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Phát biểu kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đánh giá cao những ý kiến tâm huyết từ các đại biểu.

Theo bà Tòng Thị Phóng đây là một trong những đề án rất khó khăn phức tạp, Ủy ban dân tộc đã làm hết sức mình. Và qua ý kiến của các đại biểu chứng tỏ Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và phát triển 54 dân tộc anh em”.

Cổng dịch vụ công quốc gia: Người dân thực hiện được những giao dịch nào từ tháng 11/2019? - Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ được khai trương vào cuối tháng 11/2019 giúp người dân, doanh nghiệp thực hiện được 8 dịch ...

Cục Cảnh sát hình sự "bóc mẽ" các thủ đoạn lừa đảo qua mạng và điện thoại - Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an vừa thông báo một số phương thức, thủ đoạn chủ yếu của loại tội phạm dùng công nghệ cao ...

Bình luận