Chờ...

Vệ sinh an toàn thực phẩm: quản lý từ gốc - Bài 1: Xử lý nghiêm những vụ vi phạm an tòan thực phẩm trong chăn nuôi

(VOH) - Salbutamol là một trong những hóa chất nguy hiểm và bị cấm sử dụng trong sản xuất thúc ăn gia súc trong danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ những năm 2000 đến nay. Vậy mà, gần đây Công ty TNHH Đất Quảng, ở Đồng Nai đã sử dụng Salbutamol trong sản phẩm bổ sung thức ăn chăn nuôi. Vụ việc đã được phát hiện và đang được các cơ quan chức năng địa phương vào cuộc.

Những hộ chăn nuôi chân chính ở vùng Gia Tân, Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai không khỏi ngỡ ngàng khi nghe tin về một số sản phẩm bổ sung trong thức ăn chăn nuôi có hoá chất cấm sử dụng. Chị Nguyễn Thị Hùynh, ở xã Gia Kiệm, chủ trại heo 10 nái và 100 heo thịt khẳng định luôn trung thành với những lọai thức ăn công nghiệp do nhà máy sản xuất, không sử dụng sản phẩm nào trộn thêm, còn những hộ chăn nuôi khác có sử dụng hay không rất khó biết, Chị Huỳnh bức xúc:

 

 

Chị Đinh Thị Nhung, ở xã Võ Dõng, một chủ trại heo gần 200 con heo nhận xét về chất lựơng các sản phẩm thịt, rau thực phẩm hiện nay không còn được mùi vị thơm ngon như cách đây 10 năm. Điều này không biết có liên quan đến những hóa chất cấm sử dụng. Nhất là gần đây, việc doanh nghiệp sản xuất thức ăn bổ sung có chứa Salbutamol là rất đáng lên án, cần phải xử lý, Chị Nhung nói:

 

 

Salbutamol là một lọai thúôc để chữa bệnh cho ngừơi nhưng nếu sử dụng quá liều hoặc do tích lũy khi ngừơi tiêu dùng ăn phải sản phẩm động vật có tồn dư hóa chất trên đều có hại, Tiến sĩ Lã Văn Kính, Phó Viện trửơng Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, là chuyên gia nghiên cứu về các hóoc môn tăng trửơng trong thức ăn chăn nuôi cho bíêt tác hại của Salbutamol:

 

 

Qua trao đổi về sự việc thức ăn chăn nuôi bổ sung có Salbutamol lưu thông trên thị trừơng, ông Nguyễn Văn Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai thừa nhận hiện còn có những thiếu sót trong quản lý, trong phối hợp giữa các cơ quan sở ban ngành ở khâu hậu kiểm doanh nghiệp. Qua sự việc này, chuyện cần thiết phải làm là rút ra bài học quản lý để tránh lập lại những vi phạm tương tự. Ông Đạo nói:

 

 

Việc xử lý các vụ vi phạm đến nay vẫn còn chậm, một phần do các quy định, văn bản quy phạm pháp luật của ngành nông nghiệp chưa hòan chỉnh, còn trong giai đọan chuyển giao.v.v. Hàng năm, cơ quan thú y vẫn tổ chức thanh kiểm tra định kỳ theo quy định, tuy nhiên với số lựơng cả hàng trăm mặt hàng thức ăn chăn nuôi và thúôc thú y, hơn nữa, tình trạng các công ty, đại lý lén lút bán hoặc ngừơi chăn nuôi mua hóa chất cấm về tự trộn trong thức ăn chăn nuôi nên cơ quan chức năng khó có thể phát hiện được. Riêng đối với trừơng hợp vi phạm của Công ty Đất Quảng là đã rõ ràng, ông Trần Văn Quang, Phó Chi cục Trửơng Chi cục thú y tỉnh Đồng Nai nói:

 

 

Trứơc sự việc sử dụng hóa chất hóc môn Salbutamol cấm sử dụng ở địa bàn tỉnh Đồng Nai, đây là trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi quyền hạn được phân cấp, ông Diệp Kỉnh Tần, Thứ trửơng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định:

 

 

Từ vụ việc sản xuất, kinh doanh thức ăn bổ sung cho heo có chứa chất cấm salbutamol của Công ty TNHH Đất Quảng, không chỉ cảnh báo chưa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn cảnh báo những vấn đề liên quan đến khâu quản lý, thanh kiểm tra của các cơ quan chức năng, của các địa phương với các doanh nghiệp có liên quan trong cùng lĩnh vực. Việc xử lý không dừng lại ở vi phạm hành chính vì hành vi sản xuất, kinh doanh thức ăn bổ sung cho heo có chất cấm làm ảnh hưởng lớn đến việc chăn nuôi heo tại tỉnh Đồng Nai, đồng thời là bài học cảnh báo trong việc thực hiện quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm, hậu kiểm doanh nghiệp, kiểm tra chất lựơng, hàng hóa, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.v.v. cho nhiều địa phương khác đang có chăn nuôi gia súc gia cầm. Bởi những hóa chất nguy hiểm bị cấm sử dụng trong chăn nuôi đã có quá trình vi phạm kéo dài. Cách đây 4-5 năm, ở Cần Thơ đã báo động tình trạng sử dụng thức ăn gia cầm chứa clenbuterol là chất bị cấm, nhằm giúp gia cầm đẻ trứng rất to, có ngày đẻ đến hai trứng. Năm 2007, ngành nông nghiệp phát hiện sản phẩm thức ăn chăn nuôi ở sáu đơn vị có hai chất cấm là clenbuterol và salbutamol. Và gần đây, tháng 11/2009, Chi cục Thú y Tp HCM phối hợp với Sở Y tế Tp HCM kiểm tra định kỳ thịt heo đã phát hiện có đến 10% của 500 mẫu thịt “dương tính” với clenbuterol. Vì vậy nếu không được xử lý triệt để, tình trạng vi phạm như trên vẫn còn nguy cơ tái diễn.

Bài 2: Bao giờ nông dân hết trồng rau "bẩn"?