Chờ...

Xe máy/ô tô chiếm đến 18% nguồn phát thải bụi PM 2.5

(VOH) - Sáng 27/11, diễn ra Hội thảo "Hiện trạng ô nhiễm không khí và chính sách quản lý chất lượng không khí tại TPHCM".

Hoạt động do Viện Tài Nguyên & Môi Trường - ĐH Quốc Gia TP.HCM phối hợp cùng Trung tâm hành động và Liên kết vi Môi trường và Phát triển (CHANGE) tổ chức với sự tham gia của nhiều đại biểu đến từ các cơ quan quản lý, trường đại học và các tổ chức xã hội và doanh nghiệp có liên quan. 

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nồng độ bụi trung bình năm của PM2.5 ở các đô thị ở Việt Nam vào khoảng 28mg/m3, cao gấp 3 lần so với khuyến nghị trung bình năm là 10mg/m3. Giai đoạn cuối năm là thời điểm ô nhiễm không khí tăng cao do sự kết hợp giữa yếu tố thời tiết kết hợp với các nguồn ô nhiễm vốn có.

Liên tục nhiều ngày, có những thời điểm chỉ số chất lượng không khí AQI của Hà Nội ở mức kém, ở TPHCM cũng xuất hiện mù quang hóa gây cản trở tầm nhìn. Với tốc độ đô thị hóa và sự gia tăng của các phương tiện giao thông cá nhân, tình hình ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn đang trở nên ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng trong tương lai nếu không có các chính sách, mục tiêu cụ thể và các hành động kịp thời.

Từ đó ông Nguyễn Thế Đồng - Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài Nguyên & Môi trường, có nhiều kiến nghị. Trong đó có các nội dung: Làm rõ điều khỏan về phân vùng môi trường trong quy hoạch bảo vệ môi trường; bổ sung điều khoản đánh giá sức chịu tải môi trường không khí, hạn ngạch xả thải; làm rõ điều khoản về trách nhiệm quản lý nhà nước theo hướng tăng cười phân cấp quyền/trách nhiệm cho địa phương/cơ sở quản lý trực tiếp; có quy định về quản lý kiểm soát mùi hôi; nâng cao hiệu quả xử phạt..

Đề xuất chính sách, quản lý chất lượng không khí

Các đại biểu tham dự hội thảo

Theo kết quả kiểm kê mới nhất của ĐH quốc gia TP.HCM, xe máy/ô tô chiếm đến 18% nguồn phát thải bụi PM 2.5, tiếp theo là thắng xe các loại và ma sát mặt đường (14%), hộ gia đình (14%), dệt may (13%)....

PGS - TS Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu cho biết: "Hiện nay trong quá trình thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về Quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 có 03 nội dung vẫn chưa được triển khai hiệu quả, nguyên nhân chủ yếu là do quy trình kiểm soát chất lượng không khí chưa được thực sự triển khai ở cấp địa phương mà chỉ dừng lại ở việc yêu cầu các địa phương phối hợp thực hiện, do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, vì vậy địa phương chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn quy định đối với vấn đề quản lý chất lượng không khí của Việt Nam còn thiếu nghiêm ngặt so với các nước trên thế giới, có những tiêu chuẩn cao hơn gấp đôi so với tiêu chuẩn của WHO, chẳng hạn như PM10 và PM2.5.” 

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng thảo luận về tầm quan trọng của của Luật không khí sạch và những bất cập trong chính sách hiện tại đối với vấn đề quản lý chất lượng không khí, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của Luật bảo vệ môi trường về quản lý không khí... Các khuyến nghị và kết luận được rút ra từ hội thảo sẽ được gửi đến Bộ TN&MT và các cơ quan liên quan vào cuối tháng 12 năm nay. 

 

Ngày 7 - 8/12: TPHCM điều chỉnh giao thông các tuyến đường trung tâm: Sở Giao thông Vận tải TPHCM vừa thông báo điều chỉnh giao thông một số tuyến đường khu vực trung tâm thành phố phục vụ Giải Marathon Quốc tế TPHCM Techcombank 2019.

 

Nông dân "than khổ" vì luật chồng chéo: Sự chồng chéo giữa Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật Đất đai khiến người dân chưa thực hiện được quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không thể xây dựng công trình trên đất nông ...