Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại ngày nay, những sản phẩm 3D được phổ biến hơn bao giờ hết. Từ phim 3D, âm thanh 3D, tranh ảnh 3D thậm chí TV 3D cũng được ra đời. Vì vậy, có thể nói công nghệ in 3D ngày càng được áp dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Vậy công nghệ in 3D là gì ứng dụng của nó như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Máy in 3D với nhiều ưu điểm vượt trội giúp tiết kiệm chi phí (Nguồn: Internet)
Công nghệ in 3D là gì?
Công nghệ in 3D thực chất là công nghệ giúp tạo ra hình ảnh được hiển thị ở không gian 3 chiều. Tức là in 3D hoạt động dựa trên phương pháp phân tách các lớp giấy xếp chồng lên nhau thông qua các máy in 3D. Nguyên liệu thực hiện quá trình in 3D là nhựa, resin hoặc những nguyên liệu được dành riêng dành cho in 3D.
Khác với hình thức in thông thường 2D tức là in trên mặt giấy thì in 3D sẽ cho ra những sản phẩm ở dưới dạng không gian 3 chiều. Thay vì là không gian 2 chiều như mặt phẳng giấy in thông thường.
Các công nghệ in 3D phổ biến hiện nay
Công nghệ SLS
Sản phẩm được tạo ra từ công nghệ SLS (Nguồn: Internet)
Công nghệ in SLS được vận hành cho những nguyên liệu ở dưới dạng bột hoặc thủy tinh. Công nghệ này có thể tạo ra những lớp phân tách bằng các vật liệu phụ trợ là những loại keo chuyên dụng hoặc những tia laser, tia UV…
Ưu điểm của công nghệ 3D SLS:
-
Tạo ra những mẫu vật bằng các nguyên liệu như nhựa, kim loại và thủy tinh.
-
Tạo ra những mẫu vật đa dạng và đa màu sắc.
-
Tạo ra những mẫu vật đa dạng có kích thước và cấu tạo phức tạp.
-
Có độ mịn bề mặt cao.
Nhược điểm:
-
Quá trình in phức tạp.
-
Chi phí đầu tư cao.
-
Nguyên liệu đầu vào lớn.
Công nghệ Resin
Công nghệ Resin là một trong những công nghệ hoạt động dựa trên mực in 3D lỏng như công nghệ in 3D SLA hay DLP. Hãy cùng xem ưu và nhược điểm của công nghệ in này nhé.
Ưu điểm:
-
Sản phẩm được tạo ra có độ mịn cao nhất.
-
Được ứng dụng đa lĩnh vực như: trang sức, nha khoa.
Nhược điểm:
-
Quy trình in phức tạp.
-
Chỉ dùng được cho những sản phẩm nhỏ và có nhiều chi tiết tinh xảo.
Công nghệ FDM
Máy in được áp dụng công nghệ FDM (Nguồn: Internet)
Công nghệ in 3D FDM là loại công nghệ sử dụng những vật liệu dẻo như nhựa nhiệt dẻo. Sau đó phun lên hình mẫu vật có sẵn thành từng lớp.
Ưu điểm:
-
Sử dụng các vật liệu như nhựa ABS, PLA với nhiều màu sắc khác nhau.
-
Chi phí bảo dưỡng thấp.
-
Vật liệu in an toàn với môi trường không độc hại.
-
Các sản phẩm in FDM có khả năng chịu lực tốt và rất bền.
Nhược điểm:
-
Các lớp in dày hơn.
-
Độ chính xác thấp hơn những công nghệ in khác.
-
Bề mặt in không được mịn và phải xử lý lại bằng tay.
Đặc điểm sản phẩm công nghệ in 3D
Các sản phẩm được in bằng công nghệ 3D có thể cầm nắm được như những sản phẩm thông thường khác. Giống như việc xây dựng sản phẩm bằng những khối Lego tự động, sác sản phẩm 3D có thể nhìn thấy, sờ và cầm nắm như một sản phẩm hoàn chỉnh. Để dễ dàng hơn trong việc nhận biết những sản phẩm được in bằng công nghệ 3D bạn hãy tham khảo những mẫu sản phẩm 3D sau:
Mẫu sản phẩm được hình thành dựa trên công nghệ in 3D (Nguồn: Internet)
Mẫu sản phẩm được hình thành dựa trên công nghệ in 3D (Nguồn: Internet)
Các ứng dụng sử dụng công nghệ in 3D
Với nhiều ưu điểm vượt trội công nghệ in 3D được ứng dụng rất rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. Hãy cùng điểm qua một số lĩnh vực ứng dụng công nghệ in 3D nhiều nhất nhé.
Lĩnh vực may mặc
Công nghệ 3D được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực thời trang. Tiêu biểu là những sản phẩm bikini 3D hay giày dép được in hình 3D. Cụ thể thương hiệu giày nổi tiếng thế giới Nike đã áp dụng công nghệ in hiện đại này để tạo mẫu và sản xuất ra những loại giày đá bóng cho những cầu thủ bóng đá của Mỹ và các vận động vận là đại diện thương hiệu cho hãng này.
Xe máy
Hiện nay có rất nhiều mẫu xe máy được áp dụng công nghệ 3D để làm tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm và tạo ra sự khác biệt. Cụ thể dòng xe Koenigsegg của Thụy Điển đã áp dụng in 3D cho các phụ kiện như ống dẫn khí, ruột bên gương cho sản phẩm xe máy của mình.
Công nghiệp điện tử
Công nghệ 3D tạo ra những sản phẩm độc đáo với độ tỉ mỉ cao (Nguồn: Internet)
In 3D được sử dụng rộng rãi để chế tạo ra những bộ phận nhỏ với những chi tiết phức tạp. Những sản phẩm thông minh yêu cầu độ bền cao và tỉ mỉ trong từng chi tiết mà công nghệ 3D có thể đáp ứng được ngày càng nhiều. Hơn nữa các bộ phận phức tạp phải yêu cầu những nguyên liệu khác nhau như nhựa, kim loại đã giúp công nghệ 3D trở thành xu hướng trong nền công nghiệp điện tử.
Giáo dục
Để giúp học sinh có cái nhìn trực quan hơn đến các môn học như sinh, khoa học kỹ thuật hay toán học thì các mô hình 3D là sự lựa chọn phù hợp nhất. Những mô hình này có thể mang lại những kiến thức mới mẻ và giúp học sinh hào hứng trong học tập mà những tranh ảnh trong sách vở khó có thể mang lại.
Như vậy với những thông tin qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về công nghệ in 3D. Hãy đón đọc những bài tiếp theo của chuyên mục để cùng khám phá ra những điều thú vị từ những tin liên quan đến kiến thức công nghệ nhé.